Khi quyết định thành lập một doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị một số thủ tục và giấy tờ quan trọng để đăng ký doanh nghiệp. Việc chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hoạt động kinh doanh được suôn sẻ hơn. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty ? DC ACCOUNTING & TAX sẽ giúp bạn hiều rõ hơn sau đây :
1.Điều kiện về chủ thể
+ Có CMND/ CCCD/ Hộ chiếu;
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Không thuộc đối tượng không được thành lập Công ty (Công chức, viên chức…
2. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư
+ Đây là mục tiêu ban đầu để bạn xác định được loại hình công ty mình sẽ thành lập.
+ Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp.
=> Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.
3.Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Thời điểm hiện tại, có 5 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:
- Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);
- Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài ra, còn có thêm thành viên góp vốn:
= Việc chuyển đổi loại hình công ty thường phải tuân theo các quy định của pháp luật, bao gồm cả việc lập và công bố báo cáo tài chính, thực hiện các thủ tục đăng ký và nộp phí, đáp ứng các yêu cầu về vốn điều lệ, số lượng cổ đông và quản trị công ty.
=> Nếu việc chuyển đổi loại hình công ty không được thực hiện đúng quy định, các hành vi này có thể bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Xem thêm : Bạn nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập mới?
4.Đặt tên doanh nghiệp
- Tên công ty gồm 2 thành tố: “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng.”
- VD: Công ty TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC thì “Công ty TNHH” là loại hình còn “DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC” là tên riêng.
- Lưu ý TÊN RIÊNG của tất cả các công ty trên lãnh thổ VN không được trùng nhau (kể cả thay đổi lại hình).
- Như trường hợp trên, bạn KHÔNG thể đặt tên công ty là CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KÉ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐÂU XUÂN ĐỨC , tuy khác loại hình “TNHH” nhưng vẫn bị trùng cụm từ “DỊCH VỤ KÉ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐÂU XUÂN ĐỨC” là tên riêng.
- Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.
- Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký.
- Ví dụ: Bạn có thể đặt tên công ty là Công ty Cổ phần Nội Thất Hòa Phát nhưng đăng ký ngành nghề sắt, thép, gang vẫn hoàn toàn hợp lệ.
- Theo Nghị định 01/2021, quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp là quyết định cuối cùng.
5. Địa chỉ trụ sở công ty
- Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp
“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
- Ví dụ : 40 Cù Chính Lan, Phường Hoà Khê, Quận Cẩm Lệ, Thành Phố Đà Nẵng.
- Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
6. Ngành nghề kinh doanh
- Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
- Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp có thể đăng ký bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh trong tương lai, khi quy mô mở rộng hoặc thay đổi định hướng kinh doanh.
7. Vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
- Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.
Trong tóm tắt này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn những bước cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu kinh doanh là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp của bạn.
==============