Trang chủ Dịch vụ Tư vấn tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Tư vấn tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Kể từ ngày 1/12/2015 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp  bắt buộc. Đồng thời kèm theo các quy định xử phạt nghiêm khắc hơn với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm và cập nhật hằng ngày, DC ACCOUNTING & TAX xin chia sẻ những thông tin về quy định mới về bảo hiểm như sau:

1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

– Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

(Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH)

2. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng
DN phải đóng 18% 3% 1% 22%
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%
Tổng cộng 26% 4,5% 2% 32,5%

Trong đó:

– Người lao động phải đóng: BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

– Doanh nghiệp phải đóng: BHXH: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

Lưu ý: Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì DN còn phải đóng KPCĐ: 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH và Nộp cho liên đoàn lao động Quận, huyện)

(Theo điều 5, Điều 14, Điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH)

2.1. Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc:

– Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Cụ thể:
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
– Mức lương cơ sở: Từ ngày 01/7/2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.
(Theo Nghị định Số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ)
Lưu ý: Những lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

2.2. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT

 + Đóng hằng tháng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng,
(Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước)
 + Đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần (một năm 02 lần): Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

– Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Chú ý:

– Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

– Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

3.1. Mức tiền lương đóng tổi thiểu

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

– Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

3.2. Mức tiền lương đóng tối đa

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

(Mức lương cơ sở không phải là mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản của DN… mà là mức lương cơ sở được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ­CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ. Hiện tại là 1.150.000 đồng/tháng.

Như vậy: Mức lương đóng BHXH tối đa là 1.150.000 x 20 = 23.000.000

(Theo điều 6, Điều 15 Quyết định 959/QĐ-BHXH)

4. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN

a. Đóng hằng tháng

– Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

b. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

– Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

c. Đóng theo địa bàn

– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

 DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0905 173 193

Dịch vụ khác

0935 786 134
Verified by MonsterInsights