Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có xu hướng thành lập văn phòng đại diện với mục tiêu mở rộng tối đa thị trường kinh doanh nhằm hiệu quả doanh số bán hàng. Dưới đây là 7 lưu ý cần nắm khi thành lập mà doanh nghiệp cần nắm:
1. Tên văn phòng đại diện dự định thành lập:
+ Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ số và các ký hiệu.
+ Phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
+ Phải được viết hoặc gắn ngay tại trụ sở .
2. Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện
Địa chỉ văn phòng đại diện phải chính xác và có đầy đủ thông tin như số nhà, tên đường, xã, phường; huyện, quận, thị xã; tỉnh hoặc thành phố. Nếu công ty thuê trụ sở để làm VPĐD thì yêu cầu bên cho thuê cung cấp:
- Hợp đồng thuê văn phòng,
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của văn phòng cho thuê.
- Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu của bên cho thuê
- Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của công ty
3. Các thủ tục thuế
+ Về quy định nộp thuế môn bài:
VPĐD thực hiện các hoạt động như: đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải đóng thuế môn bài.
+ Về thuế thu nhập cá nhân đối với nhân sự:
VPĐD có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên VPĐD theo quy định.
+ Về việc sử dụng và phát hành hóa đơn:
VPĐD không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nên không phải phát hành và sử dụng hóa đơn.
4. Quy định về việc treo biển
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của VPĐD thì phải treo bảng hiệu cho văn phòng đại diện. Thực hiện treo biển hiệu tại chi nhánh. Biển hiệu có các thông tin: Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, cơ quan chủ quản.
5. Quy định về những nội dung thay đổi
Khi có bất cứ sự thay đổi nào đó có liên quan đến nội dung đã được ghi trên đăng ký kinh doanh hoặc nội dung hoạt động của VPĐD thì văn phòng cần làm thủ tục thay đổi theo đúng quy định của pháp luật.
6. Người đứng đầu văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện chức năng giao dịch. Do đó trưởng VPĐD chỉ được ký các hợp đồng và đóng dấu bằng dấu của VPĐD đới với các giao dịch phục vụ hoạt động của VPĐD như ký hợp đồng thuê nhà cho văn phòng, hợp đồng lao động với nhân sự của văn phòng, mua bán vật dụng hoạt động của văn phòng….Trưởng VPĐD không được ký hợp đồng phát sinh hoạt động kinh doanh. Khác với địa điểm kinh doanh, vẫn được phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
7. Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện
Mỗi năm, VPĐD đều phải gửi công văn báo cáo hoạt động về sở Công thương trước ngày 30/01. Đồng thời, VPĐD cũng có trách nhiệm giải trình khi có bất cứ cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu.
Hy vọng bài viết sẽ mang những thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về việc thành lập VPĐD hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotilne: 0935.786.134 để được tư vấn!
———————————————————————————————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134