Trang chủ Dịch vụ Dịch vụ nhận diện rủi ro về thuế & các trường hợp liên quan đến giao dịch liên kết

Dịch vụ nhận diện rủi ro về thuế & các trường hợp liên quan đến giao dịch liên kết

Hiểu rõ nội dung, mục đích của việc thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động và hạn chế những sai sót trong quá trình thanh kiểm tra. Trong bài viết này DC chia sẻ đến Quý doanh nghiệp những bước cơ bản cần chuẩn bị trước thanh tra, kiểm tra & các trường hợp liên quan đến giao dịch liên kết. Bên cạnh đó Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về dịch vụ nhận diện rủi ro về thuế DC để cân nhắc lựa chọn.

1. Trước khi thanh tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp cần chuẩn bị:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ khai thuế

  • Đối chiếu bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra với hóa đơn thực tế xem hóa đơn có đủ hay không, có hóa đơn bán ra nào chưa được kê khai. Nếu có tiến hành kê khai bổ sung trước thời điểm Cơ quan Thuế có quyết định kiểm tra.
  • Đối chiếu số thuế GTGT trên tờ khai MS 01 và số thuế GTGT phản ánh trên sổ kế toán, tìm hiểu lý do lệch nếu có.
  • Kiểm tra việc thanh toán bằng tiền mặt (chi tiền mặt đối với hóa đơn trên 20trđ, hoặc là nhiều hóa đơn cùng 1 ngày với tổng giá trị thanh toán trên 20trđ)
  • Những hóa đơn photo-> có hóa đơn gốc chưa? có trường hợp 1 hóa đơn kê khai 2 lần.

Bước 2: Kiểm tra thuế TNCN

  • Rà soát lại hợp đồng lao động của từng nhân viên, quy chế tiền lương của công ty
  • Rà soát lại MST thu nhập cá nhân của từng lao động xem họ có thu nhập từ 2 nơi trở lên không và chuẩn bị các căn cứ để giải trình.
  • Kiểm tra lại bảng lương kèm bảng chấm công đã khớp các mục về tiền lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm… theo đúng hợp đồng lao động chưa
  • Tính toán lại các khoản thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh… để xem đã khớp đúng với tờ khai thuế TNCN hàng tháng/quý và lên tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm.

Bước 3: Kiểm tra hợp đồng kinh tế, chứng từ mua vào/bán ra (nếu có)

Kiểm tra doanh thu bán ra

  • Đối với thương mại: Thực hiện rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản giao hàng, … liên quan đến hóa đơn bán ra. Cần chuẩn bị kỹ các nguyên nhân chênh lệch
  • Đối với xây dựng: Rà soát các hợp đồng kinh tế, dự toán công trình, biên bản nghiệm thu… liên quan đến thời điểm lập hóa đơn bán ra

Liên quan đến chứng từ mua vào

  • Đối với thương mại: Rà soát các hợp đồng kinh tế, biên bản nhận hàng, thanh lý hợp đồng… liên quan đến hóa đơn mua vào.
  • Đối với hoạt động xây dựng: Rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu… liên quan đến hóa đơn mua vào.
  • Đặc biệt rà soát thật kỹ các hóa đơn liên quan đến 524 doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn mà Tổng cục thuế đã công bố (CV 1798 ngày 16/5/2023).

Bước 4: Rà soát toàn bộ chi phí tính vào chi phí được trừ, khi tính thuế TNDN

  • Thực hiện kiểm tra bảng tính giá thành đã khớp với số liệu trong phần mềm chưa? (Xuất NVL, nhập thành phẩm…)
  • Rà soát lại số dư tài khoản 131, 331, 152, 154, 155, 156…Đặc biệt là số dư có TK 131, dư nợ TK 331
  • Kiểm tra chi phí lãi vay có được hạch toán vào chi phí được trừ? Có liên quan đến giao dịch liên kết không?, cần hạch toán đúng TK 341, TK 311. Đây là yếu tố thời điểm quan trọng để xác định có giao dịch liên kết?
  • Kiểm tra lại chi phí khấu hao TSCĐ, thời gian trích khấu hao có theo khung của BTC chưa (chú ý đến những TSCĐ mà không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN)
  • Chi phí thuê văn phòng, thuê xe phải có hợp đồng thuê. Chi phí điện, nước đứng tên người cho thuê thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2. Những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý:

– Doanh nghiệp cần chú ý các khía cạnh pháp lý, giấy phép liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.

– Nắm rõ các nội dung và phạm vi kiểm tra, không cung cấp các nội dung ngoài quyết định đã ký

– Sắp xếp thời gian để chuẩn bị đầy đủ trước khi thanh, kiểm tra thuế

– Thông báo tới các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp

– Trường hợp thanh, kiểm tra về giao dịch liên kết phát sinh khi doanh nghiệp đó có giao dịch với các bên liên kết.

– Tránh nhờ vả qua nhiều khâu trung gian, điều đó chỉ làm tăng chi phí không cần thiết.

– Cân nhắc về việc mời các chuyên gia tư vấn thuế tham gia.

3. Dịch vụ rà soát, soát xét hồ sơ trước khi thanh kiểm tra

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp rất nhiều vấn đề về liên quan đến sổ sách, hóa đơn chứng từ,..Vì vậy việc cân nhắc chọn đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ rà soát, soát xét sổ sách kế toán cho doanh nghiệp để tư vấn, hỗ trước trước khi thanh kiểm tra là vô cùng quan trọng.

>>> Với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành tư vấn thuế & dịch vụ kế toán, đội ngũ nhân viên tại DC sẽ thực hiện:

– Rà soát lại các tờ khai, báo cáo đã nộp, kiểm tra sai sót, chênh lệch và điều chỉnh để nộp lại theo đúng quy định.

– Rà soát lại các hóa đơn chứng từ hàng hóa mua vào, bán ra, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ theo quy định của pháp luật, đưa ra giải pháp xử lý các sai sót.

– Bổ sung các chứng từ, tài liệu, hợp đồng, quy định mức chi phí…cho các khoản doanh thu chi phí theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ được chi phí không bị xuất toán.

– Tổng hợp các chi phí dự tính bị xuất toán không xử lý được, dự tính số thuế phải nộp bổ sung, các khoản vi phạm về luật thuế để cùng ban lãnh đạo đưa phương án xử lý.

– Hạch toán lại toàn bộ sổ sách kế toán thuế hoàn chỉnh đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và theo mục tiêu lợi nhuận DN đề xuất.

– Hoàn thiện, in ấn chứng từ, sổ sách kế toán thuế theo quy định của pháp luật

– Trực tiếp giải trình và bảo vệ số liệu khi cơ quan thuế xuống kiểm tra

– Báo cáo tư vấn, khuyến nghị và hướng dẫn giám đốc đọc báo cáo thuế trước khi nộp vào hệ thống.

Đọc thêm các bài viết liên quan về rủi ro về thuế tại link này.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Dịch vụ khác

0935 786 134
Verified by MonsterInsights