Trang chủ Dịch vụ Các đối tượng không phải chịu thuế GTGT năm 2023 (mới nhất)

Các đối tượng không phải chịu thuế GTGT năm 2023 (mới nhất)

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và  việc đóng thuế GTGT cho nhà nước nhằm đảm bảo sự công bằng, khuyến khích hoạt động kinh doanh và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, không phải bất kỳ mặt hàng nào cũng là đối tượng chịu thuế GTGT. Vậy đó là những đối tượng nào? Cùng DC đọc qua bài viết dưới đây để tìm hiểu những đối tượng không phải chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất nhé!

Các đối tượng không phải chịu thuế  GTGT


1. Căn cứ pháp lý

Những đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định dựa trên các Thông tư cụ thể như sau:

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC

2. Các đối tượng không phải chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất

  • Các sản phẩm nông nghiệp đến từ việc trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt và các sản phẩm này chưa được chế biến hoặc sơ chế.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng chăn nuôi bò với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm bò thì tiền công nuôi bò nhận từ Công ty B và sản phẩm bò Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Sản phẩm bò Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra bò (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.

  • Sản phẩm là vật nuôi, cây trồng được di truyền ở khâu nuôi trồng nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
  • Các công việc nạo vét kênh mương, tưới tiêu phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
  • Các loại muối được sản xuất từ biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh có thành phần là NaCl.
  • Nhà ở được nhà nước bán hoặc cho thuê.
  • Chuyển quyền sử dụng đất đai.
  • Những dịch vụ liên quan đến tài chính, chứng khoán, ngân hàng theo quy định.

Ví dụ: Tháng 3/2021, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2022). Đến ngày 31/3/2022, Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

  • Các dịch vụ về y tế, thú y. Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông và internet công cộng, được phổ cập bởi Chính phủ.
  • Dịch vụ duy trì các công trình công cộng, vườn thú, công viên, dịch vụ tang lễ.
  • Đào tạo nghề, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

  • Xuất bản, nhập khẩu, in ấn các loại báo chuyên ngành, các loại sách bao gồm chính trị, giáo khoa,…
  • Vận chuyển hành khách bằng các phương tiện giao thông công cộng.
  • Các loại hàng hóa được sản xuất trong nước nhưng chưa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Cụ thể gồm:
    • Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
    • Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;
    • Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
  • Các loại vũ khí, khí tài được sử dụng và phục vụ an ninh quốc phòng.
  • Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn.
  • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu chờ tái xuất khẩu.
  • Chuyển giao công nghệ, trí tuệ nhân tạo theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ.
  • Vàng nhập khẩu ở dạng thỏi, miếng và chưa được chế biến thành vàng mỹ nghệ.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Các sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế các bộ phận con người.
  • Hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu.
  • Các loại hàng hóa, dịch vụ được miễn thuế gtgt theo quy định của pháp luật.

3. Những câu hỏi liên quan về đối tượng không chịu thuế GTGT

Những câu hỏi thường gặp về đối tượng không phải chịu thuế GTGT

  •  Công ty mua nông sản, mang về sơ chế qua: sấy khô, cắt lát,… khi bán ra chịu thuế GTGT bao nhiêu %?

– Nếu công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

+ Trường hợp công ty bán cho Doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế

+ Trường hợp công ty bán cho hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức khác không phải doanh nghiệp thì chịu thuế suất 5%

– Nếu công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT tính theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

– Căn cứ: Khoản 5 Điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC

  • Mua xe ô tô có thuế GTGT có được hoàn thuế không?

– Khi công ty mua xe ô tô sẽ có thuế GTGT đầu vào, đối với số thuế GTGT này, công ty sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được hoàn ngay số thuế GTGT này.

– Doanh nghiệp chỉ được hoàn thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết nếu:

+ Có số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho dự án đầu tư từ 300tr trở lên

+ Có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu từ 300tr trở lên

+ Chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

– Căn cứ: Thông tư 130/2016/TT-BTC

Trên đây là bài viết về các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất và những câu hỏi liên quan thường gặp về thuế GTGT. Nếu Quý khách hàng, Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn thêm thông tin về thuế GTGT xin vui lòng liên hệ Hotline: 0935 786 134 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Dịch vụ khác

0935 786 134
Verified by MonsterInsights