TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ 1/7/2024

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 quy định về tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ 01/07/2024.
1. Mức lương tối thiểu theo các vùng:
Từ 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể:
+ Vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng;
+ Vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng;
+ Vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860.000 đồng/tháng;
+ Vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo giờ:
+ Vùng I: tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ,
+ Vùng II: từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ
+ Vùng III: từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ
+ Vùng IV: từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.

2. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

– Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

– Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15”.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

————————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC chuyên cung cấp các dịch vụ:
– Dịch vụ hoàn Thuế
– Dịch vụ kế toán Thuế
– Dịch vụ làm hồ sơ thay đổi GPKD
– Dịch vụ làm lại hồ sơ các năm trước
– Dịch vụ quyết toán Thuế thu nhập cá nhân
– Dịch vụ rà soát hồ sơ, sổ sách kế toán
– Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
– Dịch vụ BHXH
– Dịch vụ Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, Phần mềm kế toán
– Đăng ký nhãn hiệu
– Khắc dấu, bảng hiệu
– Dịch vụ Đại lý Thuế
– Nhận diện rủi ro về Thuế.
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

CHÍNH SÁCH GIẢM THUẾ GTGT MỚI NHẤT 2024

Ngày 30/06/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP về giảm 2% thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2024.

Nghị định nêu rõ giảm thuế giá trị gia tăng:
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

– Viễn thông
Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.
Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
Kinh doanh bất động sản.
Kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế.
Sản phẩm hoá chất.
Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định khoản 1 Điều này..

3. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.

Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

b) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm b khoản 2, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15”.

4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3.

Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 2 khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

———————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC chuyên cung cấp các dịch vụ:
– Dịch vụ hoàn Thuế
– Dịch vụ kế toán Thuế
– Dịch vụ làm hồ sơ thay đổi GPKD
– Dịch vụ làm lại hồ sơ các năm trước
– Dịch vụ quyết toán Thuế thu nhập cá nhân
– Dịch vụ rà soát hồ sơ, sổ sách kế toán
– Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
– Dịch vụ BHXH
– Dịch vụ Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, Phần mềm kế toán
– Đăng ký nhãn hiệu
– Khắc dấu, bảng hiệu
– Dịch vụ Đại lý Thuế
– Nhận diện rủi ro về Thuế
* Hotline: 0935 786134
* Địa chỉ: 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
* Website: www.ketoandc.com hoặc www.dichvuketoandanang.vn.

CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI CỦA NGÀNH THUẾ DÙNG ĐỂ XỬ LÝ VIỆC MUA BÁN HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP

CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI CỦA NGÀNH THUẾ DÙNG ĐỂ XỬ LÝ VIỆC MUA BÁN HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP
Theo khuyến cáo của Tổng cục Thuế, việc cố tình sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, hợp thức hóa chi phí… là hành vi vi phạm pháp luật thuế và đã có đủ chế tài xử lý đối với hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Cụ thể, tại Điều 142, Điều 143 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định về xử lý hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu và hành vi trốn thuế.
Thậm chí, nếu vi phạm về hóa đơn dẫn đến cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015, có thể bị truy cứu hình sự với 4 khung hình phạt chính có mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm đến tù có thời hạn đến 20 năm hoặc tù chung thân. Kèm theo đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hoặc trường hợp có hành vi cấu thành tội trốn thuế sẽ bị xét xử về Tội trốn thuế theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, với 3 khung hình phạt chính có mức phạt tiền từ 100 triệu đến 4,5 tỷ đồng hoặc bị phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến 7 năm, đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội Trốn thuế thì bị xét xử với 4 khung phạt chính là: Phạt tiền từ 300 triệu đến 10 tỷ đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
– Tổng cục Thuế cũng cho biết đã nhận diện được các hình thức, đối tượng mua, bán, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và phối hợp cùng các cơ quan chức năng triển khai nhiều giải pháp để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều trường hợp vi phạm quy định về hóa đơn. Trong thời gian tới, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục phối hợp cung cấp danh sách người nộp thuế có rủi ro cao về hóa đơn sang cơ quan công an để tiến hành rà soát, điều tra, xử lý nghiêm.
Nguồn st: Luật Việt Nam
————————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

LÀM TIKTOKER, YOUTUBER CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ KHÔNG?

Việc kiếm tiền online thông qua các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Youtube ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về thu nhập, nhiều người cũng băn khoăn về viêc có phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Vậy LÀM TIKTOKER, YOUTUBER CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ KHÔNG?
Làm tiktoker, youtuber có phải đóng thuế GTGT, thuế TNCN không?
Tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC) về Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC có nêu rõ, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định về các đối tượng áp dụng nộp thuế.
Từ các quy định vừa nêu thì các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nội dung thông tin số (video) được tiêu dùng tại Việt Nam thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
– Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam thì thu nhập chịu thuế TNCN là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
Trường hợp cá nhân là tiktoker hoặc youtuber có thu nhập trên nền tảng Youtube, Tiktoker (thu nhâp từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số) thì phải khai, nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định. Cá nhân kinh doanh lựa chọn phương pháp tính thuế theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC hoặc Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Như vậy, cá nhân đang làm tiktoker hoặc youtuber tại Việt Nam phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Tiktoker, youtuber có thu nhập từ bao nhiêu thì phải đóng thuế GTGT, thuế TNCN?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế thì người làm tiktoker, youtuber có tổng doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định.
————————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC chuyên cung cấp các dịch vụ:
– Dịch vụ hoàn Thuế
– Dịch vụ kế toán Thuế
– Dịch vụ làm hồ sơ thay đổi GPKD
– Dịch vụ làm lại hồ sơ các năm trước
– Dịch vụ quyết toán Thuế thu nhập cá nhân
– Dịch vụ rà soát hồ sơ, sổ sách kế toán
– Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
– Dịch vụ BHXH
– Dịch vụ Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, Phần mềm kế toán
– Đăng ký nhãn hiệu
– Khắc dấu, bảng hiệu
– Dịch vụ Đại lý Thuế
– Nhận diện rủi ro về Thuế
HOTLINE: 
0935.786.134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

TRƯỜNG HỢP NÀO THUẾ PHONG TỎA TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG?

– Hiện nay, để đảm bảo tiền thuế được nộp vào ngân sách nhà nước đúng và đầy đủ, cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Vậy trường hợp nào thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng?
1. Thuế có được phong tỏa tài khoản ngân hàng của người nộp thuế?
Thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng là một biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế thiếu nợ tiền thuế hay không nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.
Theo Quy trình được ban hành kèm Quyết định số 1795/QĐ-TCT, biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản của người nộp thuế được mở tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng khác, được áp dụng đối với người nộp thuế có tài khoản ở Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
2. Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp bị cưỡng chế, trong đó có nội dung cưỡng chế đối với người nộp thuế trong trường hợp sau:
– Nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày tính từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
– Người nộp thuế vẫn đang còn tiền thuế nợ mà có hành vi bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản.
Như vậy, trường hợp người nộp thuế chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày thì cơ quan thuế có thẩm quyền có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế phong toả tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.
3. Quy trình cưỡng chế nợ thuế qua tài khoản Ngân hàng
Việc cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng được hướng dẫn cụ thể theo Quy trình ban hành kèm Quyết định số 1795/QĐ-TCT, Công ty DC xin chia sẻ lại các bước chính sau đây:
– Bước 1: Lập danh sách những người nộp thuế chuẩn bị thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
– Bước 2: Thu thập, xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế.
– Bước 3: Lập danh sách những người nộp thuế phải cưỡng chế nợ thuế.
– Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế.
– Bước 5: Gửi và công khai quyết định cưỡng chế.
– Bước 6: Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế nợ thuế.
Trên đây là các nội dung chính về quy định Trường hợp nào thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng.
————————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

CÁ NHÂN NỢ THUẾ BAO NHIÊU THÌ BỊ CẤM XUẤT CẢNH?

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân nợ thuế sẽ bị cấm xuất cảnh. Hôm nay cùng DC chia sẻ các quy định về việc cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì bị cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm xuất cảnh là bao lâu?
1. Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?
– Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam thông qua cửa khẩu Việt Nam. Tạm hoãn xuất cảnh là việc cá nhân bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng, không được xuất cảnh có thời hạn.
– Hiện nay không có quy định cụ thể về trường hợp cấm xuất cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, cấm xuất cảnh là một cách gọi khác của trường hợp cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14.
Căn cứ khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, các cá nhân đang nộp thuế, người đại diện của doanh nghiệp khi đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể về các trường hợp cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như sau:
– Cá nhân, người đại diện của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
– Người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
– Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Từ quy định trên có thể thấy, nếu cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì dù cá nhân có đang nợ thuế bao nhiêu cũng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian nhất định.
2. Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn xuất cảnh của cá nhân như sau:
– Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp có thẩm quyền quyết định việc lựa chọn các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp sau:
– Cá nhân, người đại diện của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
– Người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
– Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.
– Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
– Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp phải hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc, kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân thuộc các trường hợp nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền.
3. Thời hạn tạm cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế
Thời hạn tạm cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế được quy định tại Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Cụ thể, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của cá nhân sẽ kết thúc khi cá nhân hoàn thành xong nghĩa vụ thuế.
Nguồn st: Luật Việt Nam
———————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC chuyên cung cấp các dịch vụ:
– Dịch vụ hoàn Thuế
Dịch vụ kế toán Thuế
– Dịch vụ làm hồ sơ thay đổi GPKD
– Dịch vụ làm lại hồ sơ các năm trước
– Dịch vụ quyết toán Thuế thu nhập cá nhân
Dịch vụ rà soát hồ sơ, sổ sách kế toán
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
– Dịch vụ BHXH
– Dịch vụ Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, Phần mềm kế toán
– Đăng ký nhãn hiệu
– Khắc dấu, bảng hiệu
– Dịch vụ Đại lý Thuế
– Nhận diện rủi ro về Thuế
* Số Hotline:
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

LÀM GÌ KHI CMND/CCCD BỊ NGƯỜI KHÁC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ?

Nhiều trường hợp CMND/CCCD bị người khác đăng ký mã số thuế khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Vậy nếu gặp trường hợp đó thì phải làm thế nào?
I. 2 trường hợp CMND bị người khác đăng ký mã số thuế
Thông thường có hai trường hợp Chứng minh nhân dân (CMND) sẽ bị đăng ký mã số thuế của người khác. Cụ thể:
Trường hợp 1: Do nhầm lẫn trong khai báo hoặc do trùng số CMND.
Khi đăng ký mã số thuế, do nhầm lẫn trong kê khai nên bị nhầm lẫn số CMND khiến số CMND bị trùng với người khác.
Ngoài ra, mặc dù mỗi công dân chỉ được cấp 01 CMND và có 01 số CMND riêng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP nhưng thực tế, việc trùng số CMND vẫn tồn tại.
Do đó, khi đăng ký mã số thuế, vì nhiều nguyên nhân mà có thể bị trùng số CMND dẫn đến hai hoặc nhiều người có trùng mã số thuế.
Trường hợp 2: Khi bị người khác cố tình lấy số CMND để đăng ký mã số thuế.
Đây có thể coi là hiện tượng không hiếm gặp trong cuộc sống. Cụ thể, khi một cá nhân chưa đăng ký mã số thuế và do bất cẩn trong quá trình sử dụng CMND/Căn cước công dân (CCCD), nhiều doanh nghiệp đã sử dụng số này để đăng ký mã số thuế nhằm gian dối trong việc khai thuế.
II. Phải làm gì khi CMND bị người khác đăng ký mã số thuế?
Khi có CMND bị người khác đăng ký mã số thuế, dù thuộc trường hợp nào thì cơ quan thuế đều xác định là bị trùng mã số thuế.
Bởi theo nguyên tắc, không cho phép cấp mới mã số thuế với các trường hợp bị trùng số CMND/CCCD nên khi bị người khác đăng ký mã số thuế sẽ được giải quyết theo các bước sau đây:
Bước 1: Tra cứu mã số thuế
Để tra cứu mã số thuế, có nhiều cách để thực hiện:
Trên trang web của Tổng cục Thuế/Thuế điện tử/app eTax Mobile/trang web masothue
Tra cứu qua Facebook
Sau khi có mã số thuế sẽ phát hiện mã số thuế của mình có bị trùng hay không.
Bước 2: Nếu mã số thuế bị trùng theo kết quả trả về thì thực hiện như sau:
– Nếu mã số thuế bị trùng với người lao động khác đang đăng ký mã số thuế thì doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan thuế gồm:
Danh sách kết quả báo trùng CMND/CCCD là kết quả do cơ quan thuế trả cho doanh nghiệp. Danh sách này chỉ cần tải và in kết quả trả về là được.
Mẫu đăng ký thuế do doanh nghiệp cung cấp theo mẫu 05-ĐK-TCT tại Thông tư 105/2020/TT-BTC và người lao động sẽ điền đầy đủ thông tin vào mẫu này.
CMND/CCCD photo của người bị trùng mã số thuế.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của cơ quan thuế nơi quản lý doanh nghiệp.
Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin và xử lý.
III. Dùng CMND của người khác đăng ký mã số thuế, bị phạt thế nào?
Khi sử dụng số CMND/CCCD của người khác để đăng ký mã số thuế, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng các mức phạt nêu tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP sau đây:
– Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng cho hành vi chiếm đoạt, sử dụng CMND/CCCD/Giấy xác nhận số CMND của người khác.
– Bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng cho hành vi mua, bán, thuê, cho thuê CMND/CCCD.
Nguồn st: Luật Việt Nam
———————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC chuyên cung cấp các dịch vụ:
– Dịch vụ hoàn Thuế
– Dịch vụ kế toán Thuế
– Dịch vụ làm hồ sơ thay đổi GPKD
– Dịch vụ làm lại hồ sơ các năm trước
– Dịch vụ quyết toán Thuế thu nhập cá nhân
– Dịch vụ rà soát hồ sơ, sổ sách kế toán
– Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
– Dịch vụ BHXH
– Dịch vụ Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, Phần mềm kế toán
– Đăng ký nhãn hiệu
– Khắc dấu, bảng hiệu
– Dịch vụ Đại lý Thuế
– Nhận diện rủi ro về Thuế
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

NỢ THUẾ BAO LÂU THÌ BỊ CƯỠNG CHẾ?

Theo quy định của pháp luật, thì sẽ có các trường hợp nợ thuế phải sử dụng biện pháp cưỡng chế, vậy khi nào nợ thuế bị cưỡng chế và các biện pháp cưỡng chế như thế nào?
1.Nợ thuế bao lâu thì bị cưỡng chế?
Nợ thuế là việc người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và các khoản thu khác vào nguồn ngân sách nhà nước khi hết thời hạn theo quy định pháp luật.
Nợ thuế quá 90 ngày sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế bởi theo quy định tại Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC, các trường hợp người nộp thuế nợ thuế bị cưỡng chế bao gồm:
– Người nộp thuế nợ thuế, chậm nộp thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, gia hạn nộp thuế;
– Người nộp thuế nợ thuế, tiền phạt, chậm nộp thuế và có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
– Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Nếu quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nợ thuế không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
2.Các biện pháp cưỡng chế khi nợ thuế
Các biện pháp cưỡng chế khi nợ thuế được quy định tại Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC bao gồm:
– Trích tiền từ tài khoản của người nợ thuế bị cưỡng chế tại kho bạc, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản;
– Khấu trừ tiền lương, thu nhập;
– Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
– Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản bị kê biên;
– Thu tiền, tài sản khác của người nợ thuế bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ;
– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
——————————————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC.
Các dịch vụ công ty cung cấp:
-Dịch vụ hoàn Thuế
-Dịch vụ kế toán Thuế
-Dịch vụ làm hồ sơ giải thể
-Dịch vụ làm hồ sơ thay đổi GPKD
-Dịch vụ làm lại hồ sơ các năm trước
-Dịch vụ quyết toán Thuế thu nhập cá nhân
-Dịch vụ rà soát hồ sơ, sổ sách kế toán
-Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
-Dịch vụ BHXH
-Dịch vụ Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, Phần mềm kế toán
-Đăng ký nhãn hiệu
-Khắc dấu, bảng hiệu
-Dịch vụ Đại lý Thuế
-Nhận diện rủi ro về Thuế
0935.786.134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

CÁC LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI BÁN HÀNG ONLINE

Hiện nay, từ những lợi ích và xu hướng tiêu dùng mà có rất nhiều người bán hàng online thay vì mở cửa hàng trực tiếp. Và họ cũng đang thắc mắc CÁC LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI BÁN HÀNG ONLINE?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc tính thuế
1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.”
Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa.
Tỷ lệ thuế GTGT là 1%, tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% quy định tại Phụ luc I Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Như vậy, người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu có doanh thu từ bán hàng online > 100 triệu đồng/năm.
Ngoài thuế GTGT và thuế TNCN khi bán hàng online còn phải nộp phí nào không?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về người nộp lệ phí môn bài như sau:
“Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”
Tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về miễn lệ phí môn bài như sau:
“Điều 3. Miễn lệ phí môn bài
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Lưu ý:
– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
– Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
– Cá nhân, hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống (khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
Như vậy, bán hàng online mà có thu nhập chịu thuế (doanh thu > 100 triệu đồng/năm) thì có nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí theo quy định.
Nguồn: Thư viện pháp luật
——————————————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

THU NHẬP TỪ NGHỀ FREELANCE CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ TNCN?

Công việc Freelance có thể hiểu là làm công việc một cách tự do, không bị ràng buộc về thời gian địa điểm, môi trường làm việc. Người làm công việc Freelance được gọi là Freelancer.
Chỉ cần người làm việc không bắt buộc phải đến tận nơi để làm việc, làm việc vào giờ hành chính linh động thời gian thì đều có thể được xem là làm công việc Freelance.
Vậy làm Freelance có phải đóng thuế TNCN không?
Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
– Cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam.
Trong đó, thu nhập chịu thuế có bao tiền lương, tiền công, thù lao cũng như các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công. Như vậy, công việc Freelance phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào?
Thông thường khoản thuế thu nhập cá nhân của người làm công việc Freelance sẽ được khách hàng, thường là các tổ chức, doanh nghiệp khấu trừ trực tiếp vào thù lao.
Tuy nhiên, cá nhân làm công việc Freelance vẫn có thể thỏa thuận để nhận toàn bộ tiền công, thù lao và tự tính thuế phải nộp cho Chi cục Thuế.
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC,, việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người làm Freelance được quy định như sau:
– “Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
– Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân”.
Như vậy, các Freelancer là cá nhân cư trú và không ký kết hợp đồng lao động với các tổ chức, doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức 10% thù lao.
Tuy nhiên, nếu Freelancer chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ công việc Freelance này nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của Freelancer sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì Freelancer làm cam kết để tổ chức, doanh nghiệp tạm thời chưa khấu trừ thuế.
——————————————————-
*MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

CÁC LOẠI THUẾ KÊ KHAI THEO NĂM VÀ THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ.

Bài viết hôm nay, DC sẽ giúp bạn nắm rõ hơn các loại thuế kê khai theo năm hiện nay gồm những gì? Và thời gian nộp hồ sơ khai thuế được quy định như thế nào?
I. Các loại thuế kê khai theo năm
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có liệt kê các loại thuế được kê khai theo năm bao gồm:
1. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với trường hợp cá nhân làm đại lý xổ số, bán hàng đa cấp, đại lý bảo hiểm mà trong năm chưa được khấu trừ do số tiền chưa đến mức phải nộp thuế nhưng đến cuối năm cá nhân này được xác định thuộc diện phải nộp thuế.
2. Các loại thuế, khoản thu của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán hoặc của cá nhân cho thuê tài sản có lựa chọn khai thuế theo năm.
3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Theo đó, người nộp thuế khai thuế theo năm đối với từng thửa đất, khai tổng hợp đối với đất ở trong trường hợp có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất trong cùng 01 quận, huyện hoặc đối với các thửa đất tại nhiều quận, huyện trong cùng 01 địa bàn cấp tỉnh.
Lưu ý: Người nộp thuế không phải khai tổng hợp những trường hợp sau đây:
– Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với 01 thửa đất hoặc đối với nhiều thửa đất tại cùng 01 quận, huyện nhưng có tổng diện tích đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất.
– Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất trong những quận, huyện khác nhau mà không có thửa đất nào vượt quá hạn mức và tổng diện tích những thửa đất chịu thuế là không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất.
4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ngoài các khoản thuế nêu trên, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước được kê khai theo năm là lệ phí môn bài, tiền thuê đất, thuê mặt nước được nộp dưới hình thức nộp hàng năm.
II. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với các loại thuế kê khai theo năm
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
– Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, trong trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
– Đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chọn nộp thuế theo phương pháp khoán: Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề, trong trường hợp cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu việc kinh doanh.
– Đối với hồ sơ khai thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong năm dương lịch hoặc năm tài chính.
————————————————————————-
* MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

6 LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ CHO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH

6 LỢI ÍCH CHÍNH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TẠI DC CHO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH
     Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và tổ chức kinh doanh. Hôm nay, DC chia sẻ 6 lợi ích chính khi khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn thuế tại DC:
1. Tiết kiệm thời gian và công sức
Quá trình chuẩn bị và nộp thuế có thể rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. DC sẽ giúp bạn và doanh nghiệp bạn tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến thuế theo đúng quy định.
2. Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật
Luật thuế thay đổi thường xuyên và rất phức tạp. DC sẽ giúp khách hàng nắm bắt được các thay đổi mới nhất trong luật thuế, đảm bảo cá nhân và doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý và các khoản phạt không đáng có.
3. Tối ưu hóa số thuế phải nộp
DC có thể giúp bạn tìm ra các cách tối ưu hóa số thuế phải nộp thông qua việc áp dụng các ưu đãi thuế, khấu trừ thuế và các khoản giảm trừ khác. Điều này giúp bạn tiết kiệm được chi phí đáng kể.
4. Cải thiện quản lý tài chính
Đến với DC, bên cạnh việc giúp bạn quản lý thuế , sẽ hỗ trợ và đưa ra lời khuyên về quản lý tài chính, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của mình và đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn.
5. Giảm thiểu rủi ro kiểm toán
Với gần 20 năm trong ngành, dịch vụ tư vấn thuế tại DC sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ thuế đầy đủ và chính xác, giảm thiểu rủi ro bị kiểm toán và các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán thuế.
6. Mang lại sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng
Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế tại DC mang lại sự an tâm và tin tưởng cho khách hàng vì các vấn đề thuế của bạn được quản lý bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Tóm lại, việc sử dụng dịch vụ tư vấn thuế tại DC là một khoản đầu tư mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp cá nhân và tổ chức kinh doanh không chỉ tuân thủ đúng pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
————————————————————————-
* MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
0935 786134
40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Exit mobile version