Trang chủ Cẩm nang Nội dung của quản trị rủi ro

Nội dung của quản trị rủi ro

1. Nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro

a. Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.

-Nguồn gốc rủi ro

-Đối tượng rủi ro

-Tổn thất

Nhận dạng = theo dõi + nghiên cứu => thống kê rủi ro => dự báo => đề xuất biện pháp, giải pháp

* Các phương pháp nhận dạng rủi ro

+Lập bảng câu hỏi

-Gặp phải các loại rủi ro nào?

-Tổn thất bao nhiêu?

-Số lần xuất hiện rủi ro đó trong khoảng một thời gian nhất định?

-Biện pháp phòng ngừa, tài trợ rủi ro

-Kết quả đạt được?

-Rủi ro chưa xuất hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do?

Đánh giá, đề xuất công tác quản trị rủi ro

+Phân tích báo cáo tài chính: phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, tài liệu bổ trợ khác, để có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý.

+Phương pháp lưu đồ: đây là 1 phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro. Để thực hiện phương pháp này cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động sản xuất.

+Thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ: Quan sát, theo dõi trực tiếp các hoạt động => phân tích, đánh giá => nhận dạng rủi ro => biện pháp.

*Phân tích hợp đồng:

1. Tên hàng

2. Chất lượng

3. Số lượng

4. Gía cả

5. Giao hàng

6. Thanh toán

7. Bao bì, ký mã hiệu

8. Bảo hành

9. Phạt

10. Bảo hiểm

11. Bất khả kháng

12. Khiếu nại

13. Trọng tài

14. Các điều kiện và điều khoản khác

a2. Phân tích rủi ro

a3. Đo lường rủi ro

b. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro

Kiểm soát là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hành động,… để ngăn ngừa né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức.

Có nhiều biện pháp để kiểm soát:

*Biện pháp né tránh rủi ro

-Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra

-Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro

*Biện pháp ngăn ngừa tổn thất

-Tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổn thất, ví dụ: mua bảo hiểm

-Tập trung tác động vào môi trường rủi ro

-Chọn ngân hàng uy tín để mở L/C

-Mua bảo hiểm rủi ro

-Tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro => thông qua trung gian, người thứ 3 để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương.

*Các biện pháp giảm thiểu tổn thất

-Cứu vớt tài sản còn sử dụng được

-Chuyển nợ; ví dụ: bồi thường bảo hiểm cho bên thứ 3

-Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro

-Dự phòng

-Phân tán rủi ro

*Chuyển giao rủi ro

-Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác, tổ chức khác.

-Hoặc ký hợp đồng với người khác/tổ chức khác trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro.

*Đa dạng hóa rủi ro: đa dạng thị trường, khách hàng,… để phòng chống rủi ro

c. Tài trợ rủi ro

Có 2 biện pháp tài trợ:

-Tự khắc phục rủi ro: tự mình thanh toán các tổn thất

-Chuyển giao rủi ro: đối với các đối tượng, tài sản mua bảo hiểm thì khi xảy ra tổn thất việc đầu tiên là khiếu nại đòi bồi thường.

 

Nguồn: Quantri.vn

Bài viết khác

0935 786 134
Verified by MonsterInsights