1. Giấy đề nghị đăng ký Hộ KD (Theo mẫu tại Phụ lục III-1, Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
2. Bản sao công chứng CCCD của Chủ hộ kinh doanh.
3. Bản sao hợp đồng thuê địa điểm và giấy chứng nhân quyền sử dụng đất của chủ đơn vị cho thuê hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu sử dụng nhà riêng để dạy (Trường hợp đang thế chấp YC ngân hàng sao ý bản chính đóng dấu)
4. Danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh (tham khảo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg)
5. Vốn điều lệ: Không giới hạn vốn đăng ký tối đa hay tối thiểu, 01 triệu, 1 tỷ hay hơn thì tùy vào quy mô kinh doanh. Không có chuyện nộp thuế dựa vào vốn nhiều hay vốn ít (Kinh nghiệm: 50 – 200 triệu đồng).
• Địa điểm: UBND cấp huyện/quận nơi đặt cơ sở dạy thêm.
• Sau khi được cấp giấy phép, hộ kinh doanh có thể khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng (nếu cần).
• Tiến hành treo biển hiệu tại địa chỉ đăng ký.
• Khai thuế khoán (bao gồm thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, v.v)
• Kê khai thuế: Bao gồm việc ghi chép 07 loại sổ kế toán (tùy theo các phát sinh), thực hiện kê khai thuế định kỳ. Đồng thời, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và chữ ký số (nếu có). Phương thức này khá phức tạp và chỉ nên áp dụng đối với các Hộ kinh doanh có nhu cầu phát hành hóa đơn thường xuyên.
1. Phù hợp về bằng cấp chuyên môn (có bằng đại học đúng chuyên ngành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
2. Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất (diện tích phòng học, ánh sáng, PCCC).
3. Công khai thông tin giảng dạy trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở.
• Dưới 50 triệu: Phù hợp với quy mô nhỏ (10 – 20 học sinh), học tại nhà, không thuê giáo viên.
• 50 – 100 triệu: Quy mô trung bình (30 – 80 học sinh), có thuê địa điểm hoặc giáo viên hỗ trợ.
• 100 – 200 triệu: Quy mô lớn (100 – 300 học sinh), có mặt bằng cố định, đầu tư trang thiết bị.
————————-