Trang chủ Tin tức Khái niệm và các phương pháp tính thuế xuất khẩu

Khái niệm và các phương pháp tính thuế xuất khẩu

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về thuế xuất nhập khẩu cũng như thời điểm, thời hạn & phương pháp tính thuế xuất khẩu. Hãy cùng DC tìm hiểu về khái niệm thuế xuất khẩu & các phương pháp tính thuế xuất khẩu chi tiết qua bài viết dưới đây:

1. Thuế xuất khẩu là gì?

Thuế xuất khẩu là thuế thu trên giá trị hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan.

2. Đối tượng chịu thuế & không chịu thuế xuất khẩu

2.1. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu

  • Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam ra nước ngoài;
  • Hàng hóa xuất khẩu vào khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ;
  • Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu.

2.2. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển qua cửa khẩu Việt Nam;
  • Hàng hóa dùng cho mục đích viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại (không mang tính chất kinh doanh);
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài và ngược lại, từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
  • Phần dầu khí dùng để nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước khi xuất khẩu.

3. Thời điểm tính thuế xuất khẩu

Thời điểm tính thuế xuất khẩu là thời điểm chủ hàng hóa xuất khẩu hoặc tổ chức ủy thác xuất khẩu đăng ký tờ khai hải quan;

  • Chậm nhất 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh đối với hình thức vận tải thông thường.
  • Trường hợp xuất khẩu bằng phương tiện chuyển phát nhanh thì chậm nhất trước 2 giờ

4. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu là sau khi đăng ký tờ khai hải quan và trước khi thông quan.

Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cả hàng hóa xuất khẩu cũng rõ ràng, sẽ có một số trường hợp đặc biệt như sau:

  • Hàng hóa cần phải xác định, giám định để xác định số tiền thuế phải nộp: Người nộp thuế (NNT) thực hiện tạm nộp theo số đã khai báo. Sau khi có kết quả giám định:

– Nếu số tiền NNT đã khai báo thấp hơn số thuế phải nộp thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, NNT phải nộp bổ sung số thuế còn thiếu;

– Nếu số tiền NNT đã khai báo cao hơn số thuế phải nộp, tức là nộp thừa thì sẽ được bù trừ cho những lần nộp thuế tiếp theo hoặc làm thủ tục để được hoàn thuế theo quy định.

  • Hàng hóa chưa có giá chính thức tại điểm đăng ký tờ khai hải quan: Tương tự như trường hợp hàng hóa cần phải xác định, giám định để xác định số tiền thuế phải nộp.

5. Các phương pháp tính thuế xuất khẩu

5.1. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Căn cứ vào hàng hóa là những mặt hàng nào mà áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tương ứng nhân với trị giá tính thuế được xác định bởi đơn giá và số lượng hàng hóa, cụ thể theo công thức:

Thuế xuất khẩu = Số lượng hàng hóa x Giá trị trên 1 đơn vị hàng hóa xuất khẩu x Thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế

5.2. Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Là phương pháp ấn định số tiền thuế phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa xuất khẩu tại thời điểm tính thuế, công thức tính thuế xuất khẩu được quy định như sau:

Thuế xuất khẩu = Số lượng hàng hóa x Thuế suất tuyệt đối phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa.

5.3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Là phương pháp áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối. Công thức tính thuế xuất khẩu phải nộp như sau:

Thuế xuất khẩu = Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % + Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối.

DC đã chia sẻ nội dung bài viết khái niệm về thuế xuất khẩu là gì & các phương pháp tính thuế xuất khẩu nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Bài viết liên quan

0935 786 134
Verified by MonsterInsights