Trang chủ Tin tức Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần

Do nhầm lẫn nên xảy ra rất nhiều trường hợp: kế toán doanh nghiệp kê khai 2 lần cùng 1 số hóa đơn đầu vào. Tùy vào từng thời điểm phát hiện sai sót để xác định cách xử lý hóa đơn đầu vào phù hợp, chi tiết được DC hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần tại bài viết.

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần

1. Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót. Theo đó, khai bổ sung như sau:

– Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

– Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

2. Xử lý kết quả khai bổ sung thuế GTGT

Theo quy định, việc xử lý kết quả khai bổ sung thực hiện theo 05 trường hợp sau đây:

1- Khai bổ sung chỉ làm tăng thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai thì nộp số chênh lệch tăng thêm vào ngân sách và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định.

2- Khai bổ sung chỉ làm giảm thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai, nếu đã nộp theo số sai thì xem như nộp thừa và được bù trừ với số phát sinh của kỳ hiện tại.

3- Khai bổ sung chỉ làm tăng thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế hiện tại.

4- Khai bổ sung chỉ làm giảm thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai, nếu đơn vị chưa đề nghị hoàn thuế số chênh lệch này thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm này vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.

Nếu đơn vị đã được hoàn thuế thì đơn vị phải nộp lại số hoàn sai đó cùng với tiền chậm nộp theo quy định.

5- Khai bổ sung vừa làm giảm thuế còn được khấu trừ, vừa làm tăng số phải nộp tại kỳ kê khai sai thì: Nộp số thuế chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định, đồng thời kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm còn được khấu trừ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Bài viết liên quan

0935 786 134
Verified by MonsterInsights