Trang chủ Tin tức Các phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Các phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thay đổi do thay đổi số lượng thành viên và nhu cầu hoạt động. Doanh nghiệp cần phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để phù hợp với quy mô hoạt động cũng như tuân theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới dây Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp bạn nắm rõ về những các hình thức chuyển đổi giữa các loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ chuyển đổi loại hình kinh doanh. Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi loại hình doanh  nghiệp.

Định nghĩa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức công ty thay đổi hình thức kinh doanh khi nhu cầu và cơ cấu hoạt động thay đổi. Doanh nghiệp được phép chuyển đổi loại hình kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dựa theo các quy định trong văn bản pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi được hưởng các quyền lợi hợp pháp, và chịu trách nhiệm về các khoản thuế, hợp đồng, nợ và các quyền hành, nghĩa vụ khác của loại hình công ty được chuyển đổi.

Công ty có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh nếu đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý, quy mô hoạt động phù hợp đảm bảo pháp lý và đảm bảo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Các phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại kinh doanh giữa  Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty Cổ phần

Khi công ty cổ phần không đáp ứng được số cổ đông tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp phải chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH 1 thành viên. Số cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 3 cổ đông. Một số nguyên do dẫn đến việc cổ đông không duy trì được số lượng cổ đông:

  • Tổ chức, cá nhân khác mua toàn bộ cổ phần của công ty cổ phần
  • Đại diện cổ đông đứng ra mua lại tất cả cổ phần của công ty
  • Các cổ đông thực hiện rút hoặc chuyển giao toàn bộ vốn lại cho một cổ đông

Công ty TNHH 1 thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần khi chấp nhận góp vốn từ 2 cá nhân, tổ chức trở lên. 2 hình thức thực hiện tiếp nhận vốn:

  • Ít nhất 2 cá nhân, tổ chức góp thêm vốn vào Công ty TNHH 1 thành viên. Trường hợp này vốn điều lệ của công ty sẽ tăng
  • Tối thiểu 2 cá nhân, tổ chức mua lại phần vốn của chủ Chủ sở hữu để trở thành cổ đông. Điều này không làm tăng hay giảm vốn điều lệ của công ty.

Chuyển đổi từ Công ty cổ phần thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và ngược lại

Công ty cổ phần có thể thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên mà không phải giảm bớt số lượng cổ đông. Công ty CP bắt buộc chuyển sang công ty TNHH 2 thành viên khi chỉ còn lại 2 cổ đông.

Đối với trường hợp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ có 2 thành viên: Công ty phải  nhận thêm phần vốn góp của 1 thành viên mới để thực hiện chuyển đổi sang CTCP. Điều này làm tăng vốn điều lệ của công ty.

Chuyển đổi giữa loại hình Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Công ty TNHH khi nhận thêm phần góp vốn của từ 1 thành viên mới trở lên sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (hoặc loại hình công ty cổ phần nếu có đủ 3 cổ đông). ĐIều này có thể tăng vốn điều lệ, trừ trường hợp chuyển nhượng vốn góp.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên buộc phải chuyển sang loại hình Công ty TNHH 1 thành viên nếu không duy trì tối thiểu 1 thành viên góp vốn.

Một số điều cần lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Không thể thực hiện chuyển đổi loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH sang doanh nghiệp tư nhân.
  • Chỉ những công ty có từ 2 thành viên trở lên mới được chuyển đổi thành công ty cổ phần
  • Để chuyển đổi sang loại hình khác, công ty phải cung cấp các văn bản xác mình đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó dựa theo quy định pháp luật

Thủ tục thực hiện chuyển đổi: Khi chuyển đổi loại hình kinh doanh cần triển khai lập hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tiến hành đăng ký thay đổi loại hình tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tại tỉnh hoặc thành phố, nơi doanh nghiệp đăng đăng ký cơ sở chính.

Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên

Hồ sơ đăng ký chuyển đổi sẽ bao gồm văn bản, giấy tờ sau:

Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Văn bản điều lệ công ty chuyển đổi (dựa theo các quy định tại Điều 25 nằm tại Luật Doanh nghiệp)
  • Văn bản tổng hợp danh sách thành viên, bản sao chứng chứng giấy tờ minh chứng cá nhân (CCCD, CMND, hộ chiếu,..) đối với thành viên là cá nhân (dựa vào quy định được nêu tại Điều 10 Nghị định này). Trường hợp thành viên là tổ chức: bản sao văn bản minh chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương khác.
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản chứng thực hoàn tất việc chuyển nhượng đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng. Hợp đồng tặng đối với trường hợp chủ sở hữu công ty tặng cho các nhân, tổ chức khác.Văn 
  • Văn bản thể hiện quyết định của chủ sở hữu công ty về việc công ty muốn thu thập thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức trong trường hợp công ty muốn huy động vốn.

Bài viết trên Công ty kế toán Đầu Xuân Đức đã chia sẻ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì? Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên. Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi loại hình kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của chúng tôi.

Bài viết liên quan

0935 786 134
Verified by MonsterInsights