DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP NHỮNG LOẠI THUẾ NÀO TRONG NĂM 2024?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, người nộp Thuế phải nộp các loại Thuế chính sau đây: Thuế GTGT, Thuế môn bài, Thuế TNDN và Thuế TNCN

Thuế GTGT (VAT)

VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ,…. Có hai phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ và trực tiếp.

  • Công thức tính thuế bằng phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

  • Công thức tính thuế bằng phương pháp trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa

Trong đó, thuế suất thuế GTGT của hàng hóa sẽ có các mức tương ứng là 0%, 5% và 10% tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ.

Lệ phí môn bài (Thuế môn bài):

Lệ phí môn bài là khoản Thuế trực thu, dựa trên vốn điều lệ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng Thuế định kỳ mỗi năm một lần. Mức Thuế môn bài được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: Mức đóng lệ phí môn bài là 03 triệu đồng
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống: Mức đóng lệ phí môn bài là 02 triệu đồng

Thuế TNDN

Là khoản thuế tính dựa trên khoản lợi nhuận của doanh nghiệp. Công thức tính thuế TNDN như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế TNDN được xác định dựa trên doanh thu của doanh nghiệp trong năm:

  • Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm ≤ 20 tỷ đồng có mức thuế suất là 20%
  • Doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và các tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam có mức thuế suất là 32%-50%
  • Các trường hợp còn lại có mức thuế suất 22%

Ngoài các loại Thuế trên, tùy thuộc vào đặc điểm và hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm các loại thuế khác tương ứng, như; thuế bảo vệ môi trường thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,….

Thuế TNCN

Là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động (NLĐ) mà doanh nghiệp nộp thay cho NLĐ. Người nộp Thuế thực hiện kê khai và nộp thuế theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012) và Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định.

 

__________________________________________________

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W]https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là cái tên rất quen thuộc với người đi làm. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn thắc mắc thuế TNCN là gì? Mức lương bao nhiêu sẽ phải đóng thuế TNCN? Cách tính như thế nào, có được hoàn trả không hay khi nào cần quyết toán thuế? Dịch vụ kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về các thông tin này nhé!

1. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (TNCN) LÀ GÌ? LƯƠNG BAO NHIÊU ĐÓNG THUẾ TNCN?

Hiện nay, các văn bản pháp luật Việt Nam chưa có một khái niệm cụ thể về thuế TNCN. Dựa trên Luật Quản lý thuế 2019 và căn cứ vào cách tính thuế có thể hiểu như sau:

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một loại sắc thuế trực thu, được đánh vào một số cá nhân có thu nhập cao và mức chịu thuế này sẽ do pháp luật quy định. Người nộp thuế bao gồm các cá nhân cư trú và các cá nhân không cư trú tại Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân là gì

Vậy lương bao nhiêu thì mới đóng thuế? Trong trường hợp nếu không có người phụ thuộc, thì người lao động có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng phải đóng thuế TNCN. Còn nếu có một người phụ thuộc, thì thu nhập phải trên 15,4 triệu đồng/tháng mới cần phải đóng thuế.

2. THUẾ TNCN CÓ ĐƯỢC HOÀN TRẢ?

Theo khoản 2, Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thuế TNCN sẽ được hoàn lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Hoàn trả thuế thu nhập cá nhân

– Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

– Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ THUẾ TNCN

Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công. Theo quy định hiện hành, có 3 khoản giảm trừ thuế TNCN:

  • Giảm trừ gia cảnh: bao gồm giảm trừ cho bản thân và giảm trừ cho người phụ thuộc
Giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc
  • Giảm trừ với các khoản đóng bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc); và quỹ hưu trí tự nguyện
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: là khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.

Tìm hiểu thêm: Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế và người phụ thuộc

4. THỜI HẠN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN

Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc hội quy định thời hạn khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN như sau:

Đối với tổ chức trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 (kể từ ngày kết thúc năm dương lịch)

Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 (kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.)

Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định, không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định của Bộ luật Dân sự

Xem thêm: Quyết toán thuế với chi phí ưu đãi

ĐỂ ĐƯỢC GIẢM TRỪ GIA CẢNH, MỘT NGƯỜI ĐƯỢC ĐĂNG KÝ MẤY NGƯỜI PHỤ THUỘC

Giảm trừ gia cảnh được áp dụng cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc của người nộp thuế. Vậy để được giảm trừ gia cảnh, một người lao động được đăng ký mấy người phụ thuộc?

  1. GIẢM TRỪ GIA CẢNH ĐƯỢC TỐI ĐA BAO NHIÊU NGƯỜI?

Người nộp thuế đương nhiên được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân và không bị giới hạn tối đa số người phụ thuộc.

Trong điểm C khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, có nêu:

  • Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương/ tiền công sẽ được giảm trừ gia cảnh;
  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  • Một người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 người nộp thuế trong năm tính thuế đó. Trong trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc, phải tự thỏa thuận đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc

Có thể khẳng định, pháp luật thuế TNCN hiện hành không giới hạn số lượng người được giảm trừ gia cảnh, chỉ cần thuộc đối tượng được giảm trừ và thỏa mãn các điều kiện tương ứng theo quy định.

  1. MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH MỖI NGƯỜI?

Mức giảm trừ gia cảnh sẽ được điều chỉnh trong trường hợp chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% so với thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh từ kỳ tính thuế năm 2020 đến nay là: 11 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc.

Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế và người phụ thuộc

Trước đó, mức giảm trừ với đối tượng nộp thuế là 09 triệu đồng/tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

  1. KHI NÀO CẦN ĐĂNG KÝ LẠI THÔNG TIN NGƯỜI PHỤ THUỘC?

Điểm i khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.

Đăng ký người phụ thuộc của người nộp thuế

Theo điều 36 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, khi có thay đổi tăng/giảm về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập/cơ quan thuế (người nộp thuế tự khai thuế).

Vậy nên, người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc 01 lần trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh và phải đăng ký lại người phụ thuộc khi thay đổi nơi làm việc.

Xem thêm: Giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc được tính khi nào?

TẶNG QUÀ CHO KHÁCH CÓ KHẤU TRỪ THUẾ TNCN?

Theo công văn số 11223/CTHN-TTHT ngày 8/3/2024 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN

Căn cứ khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ quà tặng chỉ phải chịu thuế TNCN nếu thuộc các loại quà tặng là chứng khoán, phần vốn góp, bất động sản, hoặc tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu

Trường hợp doanh nghiệp tặng quà cho cá nhân không phải là người lao động của doanh nghiệp đồng thời không thuộc các loại quà tặng nêu tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì không phải khấu trừ thuế TNCN.

Trường hợp doanh nghiệp chi tiền cho tập thể để phục vụ hoạt động chung của tập thể, cá nhân nhận tiền chỉ là người được cử đại diện nhận thay cho tập thể thì không tính khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân nhận thay.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM 2023

Để hỗ trợ cho quý khách hàng, đối tác và đồng nghiệp trong việc cập nhật, tham khảo chính sách thuế và giảm rủi ro cho doanh nghiệp. DC đã tổng hợp một số tình huống (mang tính chất tham khảo) thường gặp khi quyết toán thuế đã được Tổng cục Thuế giải đáp.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

GIẢM TRỪ NGƯỜI PHỤ THUỘC ĐƯỢC TÍNH TỪ KHI NÀO?

Để được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì phải đăng ký với cơ quan Thuế. Vậy giảm trừ người phụ thuộc được tính từ khi nào, từ thời điểm đăng ký hay thời điểm nuôi dưỡng?

Căn cứ tiết c.2.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:

“Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.”

Bên cạnh đó, theo tiết c.2.3 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này quy định: Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Vì vậy, kết luận được rằng:

  • Trong năm, đăng ký người phụ thuộc từ thời điểm nào thì được tính giảm trừ gia cảnh từ thời điểm đó.
  • Khi quyết toán Thuế, sẽ tính giảm trừ gia cảnh cho NPT từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

KÊ KHAI BỔ SUNG HOÁ ĐƠN BỎ SÓT CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Khi bỏ sót hoá đơn đầu vào thì cần lưu ý gì khi kê khai bổ sung? Cùng DC tìm hiểu thông qua công văn của Cục Thuế TP. Hà Nội nhé!

Công văn số 8628/CTHN-TTHT ngày 21/2/2024 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT

Trường hợp Công ty phát hiện hóa đơn đầu vào bỏ sót của các kỳ trước chưa kê khai dẫn đến hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì phải nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Khi khai bổ sung, nếu dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp (nếu có). Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Công ty chỉ được khai bổ sung tăng số thuế đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ ĐỂ GIẢM TRỪ GIA CẢNH CHO BỐ MẸ ?

Người nộp Thuế có bố mẹ được xem là người phụ thuộc nếu đáp ứng các điều kiện được giảm trừ gia cảnh. Vậy điều kiện cụ thể như thế nào, hãy cùng DC tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động mà người nộp Thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, chính là người phụ thuộc của người nộp thuế.

Theo tiết d.3 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về người phụ thuộc thì cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện sau thì được tính là người phụ thuộc:

Đối với người trong độ tuổi lao động:

  • Bị khuyết tật, không có khả năng lao động
  • Không có thu nhập/thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập ≤ 01 triệu đồng.

Đối với người ngoài độ tuổi lao động:

  • Không có thu nhập/có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập ≤ 01 triệu đồng.

Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định độ tuổi lao động được xác định như sau:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đổi với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, ngoài độ tuổi lao động năm 2023 đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 56 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam.

Như vậy, bố, mẹ người nộp thuế có thể là người phụ thuộc cả khi trong/ngoài độ tuổi lao động nhưng phải thỏa mãn các điều kiện tương ứng với từng trường hợp

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CÓ TÍNH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI CHI PHÍ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN?

Có một số khoản phúc lợi nhất định mà người lao động sẽ được nhận. Vậy với những khoản chi phí phúc lợi này, người lao động có tính thuế TNCN không?

Tuỳ theo từng khoản chi phí phúc lợi có thể tính thuế TNCN hoặc không. Cụ thể như sau:

* Được miễn tính thuế TNCN đối với các khoản chi phí phúc lợi:

  • Khoản chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động (tổng chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp);
  • Khoản hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động;
  • Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.

*Đối với các khoản chi phí còn lại: Chi nghỉ mát; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động;…

  • Nếu nội dung chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì được miễn thuế TNCN.

Ví dụ: Tháng 4/2024, công ty D tổ chức cho toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đi du lịch. Mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/người

=> Các cá nhân đi du lịch sẽ không bị tính khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN

  • Nếu ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính thuế TNCN (ghi tên ai thì cộng vào thu nhập của người đó để tính thuế TNCN).

Ví dụ: Tháng 4/2024, công ty C không tổ chức cho nhân viên đi du lịch mà chi bằng tiền cho mỗi cá nhân người lao động 10 triệu đồng để nhân viên tự đi du lịch cùng với gia đình.

Khoản chi du lịch vào tháng 4/2024 cho từng cá nhân được lập phiếu chi ghi rõ tên nên sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế của từng người đó tại tháng 4/2024 để tính thuế TNCN.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

 

HAPPY WOMEN’S DAY !!!

Nhân ngày 08/03 – ngày tôn vinh phái nữ, DC xin chúc các chị em luôn xinh đẹp, hạnh phúc, gặt hái được nhiều thành công và mãi luôn là bông hoa xinh đẹp, rực rỡ và tỏa sáng nhất theo cách riêng của mình.

Vào ngày vui của các chị em, DC có tổ chức một tiệc trưa thân mật nhằm gửi đến các đoá hồng của công ty những lời chúc cùng những món quà đặc biệt. Cảm ơn sự gắn bó và nỗ lực hết mình của các cô gái nhà DC nhé! 

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CÓ CẦN KÊ KHAI KHI: KHÔNG GIAO DỊCH NHƯNG CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT?

Trường hợp có quan hệ liên kết nhưng không thực hiện giao dịch, vậy thì có cần phải kê khai không? Đây là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Vậy hãy cùng DC tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tại khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.

Theo Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:

  • Một bên tham gia trực tiếp/gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia
  • Các bên trực tiếp/gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

” Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp”

Tại khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.

Có 11 trường hợp được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi các bên có quan hệ liên kết phát sinh các giao dịch sau thì được coi là có giao dịch liên kết (trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước):

  • Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác.
  • Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí.

Như vậy, nếu các doanh nghiệp có quan hệ liên kết nhưng không phát sinh giao dịch liên kết (mua, bán, trao đổi, vay, cho vay…) thì không phải thực hiện kê khai giao dịch liên kết.

Vậy trường hợp nào thì doanh nghiệp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết

Trường hợp 1: Miễn lập hồ sơ nhưng phải kê khai xác định giá giao dịch liên kết khi doanh nghiệp thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế và thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật
  • Tổng doanh thu < 50 tỷ đồng và tổng giá trị giao dịch liên kết < 30 tỷ đồng
  • Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu < 200 tỷ đồng

Trường hợp 2: Miễn kê khai và miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:

  • Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam;
  • Áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

TRƯỜNG HỢP NÀO DOANH NGHIỆP BỊ ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ?

Khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp phải chịu những hậu quả gì và cách để khôi phục lại mã số thuế như thế nào, hãy cùng DC tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, những trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế được quy định như sau:

Đối với doanh nghiệp đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã thì mã số thuế chấm dứt hiệu lực khi:

Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động kinh doanh, giải thể hoặc phá sản.

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Doanh nghiệp bị chia tách, bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất.

Đối với doanh nghiệp đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, mã số thuế chấm dứt hiệu lực khi:

Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh.

Doanh nghiệp bị cơ quan thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép tương đương. Doanh nghiệp bị chia tách, bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất.

Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoạt động. Cá nhân chết/mất tích/mất năng lực hành vi dân sự.

Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc thời hạn hợp đồng.

Nhà thầu/nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khi khi kết thúc hợp đồng/chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khi cho bên khác.

Và, khi bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các hậu quả sau:

Không được làm thủ tục để thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép đầu tư.

Không nộp được các báo cáo, tờ khai trên website Thuế điện tử

Không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.

Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể chịu các khoản tiền phạt khác theo quy định.

Trường hợp muốn khôi phục lại mã số thuế được quy định như sau:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Thông tư số 105/2020/TT-BTC:

Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi cho cơ quan thuế. Những cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực của mã số thuế thì doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm Thông tư số 105/2020/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi cơ quan thuế ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ để chấm dứt hiệu lực của mã số thuế do chia tách, sáp nhập, hợp nhất đến cơ quan thuế, sau đó có văn bản huỷ quyết định chia tách, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất mà cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã chưa chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đó, hợp tác xã bị chia tách, bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất thì doanh nghiệp nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi cơ quan thuế ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định pháp luật.

__________________________________________________

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://ketoandc.com/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Exit mobile version