NHỮNG LƯU Ý VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 125/2020/NĐ-CP

Nghị định 125/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Về cơ bản, các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được xây dựng trên cơ sở từ các quy định còn phù hợp tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP, bên cạnh đó là thực hiện việc sửa đổi, bổ sung một số điều để phù hợp với Luật Quản lý thuế 2019.

Để người nộp thuế (NNT) có thể nắm bắt được thông tin, chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và sử dụng hóa đơn, tránh được những sai sót không đáng có. Dưới đây Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ tổng hợp nội dung 04 lưu ý về xử phạt hành chính theo nghị định 125/2020/NĐ-CP.

01. Thời hiệu xử phạt vi phạm hóa đơn và thủ tục Thuế là 02 năm

02. Xử phạt về hành vi xuất Hóa đơn sai thời điểm là theo từng hóa đơn

03. Xử phạt về hành vi chậm lập gửi Mẫu 04/SS chỉ áp dụng với trường hợp Cơ quan Thuế có thông báo gửi cho DN Mẫu 01/TB-RSĐT và thuộc diện lập lại hóa đơn điều chỉnh

04. Xử phạt về nộp phụ  lục giao dịch liên kết là theo hành vi không nộp phụ lục, không theo hành vi chậm nộp phụ lục

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Các phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thay đổi do thay đổi số lượng thành viên và nhu cầu hoạt động. Doanh nghiệp cần phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để phù hợp với quy mô hoạt động cũng như tuân theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới dây Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp bạn nắm rõ về những các hình thức chuyển đổi giữa các loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ chuyển đổi loại hình kinh doanh. Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi loại hình doanh  nghiệp.

Định nghĩa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức công ty thay đổi hình thức kinh doanh khi nhu cầu và cơ cấu hoạt động thay đổi. Doanh nghiệp được phép chuyển đổi loại hình kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dựa theo các quy định trong văn bản pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi được hưởng các quyền lợi hợp pháp, và chịu trách nhiệm về các khoản thuế, hợp đồng, nợ và các quyền hành, nghĩa vụ khác của loại hình công ty được chuyển đổi.

Công ty có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh nếu đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý, quy mô hoạt động phù hợp đảm bảo pháp lý và đảm bảo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Các phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại kinh doanh giữa  Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty Cổ phần

Khi công ty cổ phần không đáp ứng được số cổ đông tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp phải chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH 1 thành viên. Số cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 3 cổ đông. Một số nguyên do dẫn đến việc cổ đông không duy trì được số lượng cổ đông:

  • Tổ chức, cá nhân khác mua toàn bộ cổ phần của công ty cổ phần
  • Đại diện cổ đông đứng ra mua lại tất cả cổ phần của công ty
  • Các cổ đông thực hiện rút hoặc chuyển giao toàn bộ vốn lại cho một cổ đông

Công ty TNHH 1 thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần khi chấp nhận góp vốn từ 2 cá nhân, tổ chức trở lên. 2 hình thức thực hiện tiếp nhận vốn:

  • Ít nhất 2 cá nhân, tổ chức góp thêm vốn vào Công ty TNHH 1 thành viên. Trường hợp này vốn điều lệ của công ty sẽ tăng
  • Tối thiểu 2 cá nhân, tổ chức mua lại phần vốn của chủ Chủ sở hữu để trở thành cổ đông. Điều này không làm tăng hay giảm vốn điều lệ của công ty.

Chuyển đổi từ Công ty cổ phần thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và ngược lại

Công ty cổ phần có thể thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên mà không phải giảm bớt số lượng cổ đông. Công ty CP bắt buộc chuyển sang công ty TNHH 2 thành viên khi chỉ còn lại 2 cổ đông.

Đối với trường hợp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ có 2 thành viên: Công ty phải  nhận thêm phần vốn góp của 1 thành viên mới để thực hiện chuyển đổi sang CTCP. Điều này làm tăng vốn điều lệ của công ty.

Chuyển đổi giữa loại hình Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Công ty TNHH khi nhận thêm phần góp vốn của từ 1 thành viên mới trở lên sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (hoặc loại hình công ty cổ phần nếu có đủ 3 cổ đông). ĐIều này có thể tăng vốn điều lệ, trừ trường hợp chuyển nhượng vốn góp.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên buộc phải chuyển sang loại hình Công ty TNHH 1 thành viên nếu không duy trì tối thiểu 1 thành viên góp vốn.

Một số điều cần lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Không thể thực hiện chuyển đổi loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH sang doanh nghiệp tư nhân.
  • Chỉ những công ty có từ 2 thành viên trở lên mới được chuyển đổi thành công ty cổ phần
  • Để chuyển đổi sang loại hình khác, công ty phải cung cấp các văn bản xác mình đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó dựa theo quy định pháp luật

Thủ tục thực hiện chuyển đổi: Khi chuyển đổi loại hình kinh doanh cần triển khai lập hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tiến hành đăng ký thay đổi loại hình tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tại tỉnh hoặc thành phố, nơi doanh nghiệp đăng đăng ký cơ sở chính.

Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên

Hồ sơ đăng ký chuyển đổi sẽ bao gồm văn bản, giấy tờ sau:

Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Văn bản điều lệ công ty chuyển đổi (dựa theo các quy định tại Điều 25 nằm tại Luật Doanh nghiệp)
  • Văn bản tổng hợp danh sách thành viên, bản sao chứng chứng giấy tờ minh chứng cá nhân (CCCD, CMND, hộ chiếu,..) đối với thành viên là cá nhân (dựa vào quy định được nêu tại Điều 10 Nghị định này). Trường hợp thành viên là tổ chức: bản sao văn bản minh chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương khác.
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản chứng thực hoàn tất việc chuyển nhượng đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng. Hợp đồng tặng đối với trường hợp chủ sở hữu công ty tặng cho các nhân, tổ chức khác.Văn 
  • Văn bản thể hiện quyết định của chủ sở hữu công ty về việc công ty muốn thu thập thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức trong trường hợp công ty muốn huy động vốn.

Bài viết trên Công ty kế toán Đầu Xuân Đức đã chia sẻ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì? Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên. Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi loại hình kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của chúng tôi.

5 MẸO NHỎ VỀ KẾ TOÁN MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT!

Trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp  kế toán đóng một vai trò quan trọng. Để tăng khả năng thành công cho doanh nghiệp, dưới đây là 5 mẹo kế toán quan trọng mà bạn có thể tham khảo trong quá trình vận hành của mình:

Quản lý dòng tiền

Đây là yếu tố chiến lược quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Quản lý dòng tiền là một phần trọng yếu của kế toán. Doanh nghiệp cận theo dõi sát sao tình hình tài chính liên quan đến tiền mặt, tối ưu hóa dòng tiền và chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn còn đủ khả năng để thanh toán các khoản chi phí bắt buộc

 

Chuẩn bị báo cáo tài chính

Đây là văn bản quan trọng doanh nghiệp đánh giá hiệu suất tài chính. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng các báo cáo tài chính như báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo tài sản và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ghi sổ kế toán chính xác

Việc ghi sổ kế toán đúng cách là yếu tố then chốt để theo dõi, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng mình đã ghi chính xác các thông tin về thu chi, tài sản và nợ phải.

Tránh những sai lầm kế toán cơ bản

Để hạn chế những sai lầm hay gặp phải, doanh nghiệp cần cẩn thận kiểm tra kỹ khi giao dịch, không bỏ sót việc ghi chứng từ và luôn duy trì tính chính xác trong ghi sổ.

Nắm rõ các quy định về các khoản khấu trừ Thuế

Để tối ưu lợi ích thuế, chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ quá quy định về khấu trừ thuế mà doanh nghiệp của bạn có đủ điều kiện để sử dụng. Bạn cần phải tìm hiểu về các thuế (như thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN) và phương pháp để khấu trừ chúng.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Công ty kế toán – thuế Đầu Xuân Đức tham gia Hội nghị hiệp hội doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên năm 2024

Ngày 10/04 vừa qua, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên đã tổ chức thành công Hội nghị hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2024 tại Đà Nẵng.

Hội nghị được tổ chức với quy mô lớn, có sự tham gia của các đại biểu nằm trong ban lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng; lãnh đạo VCCI; các sở ngành trực thuộc TP Đà Nẵng; lãnh đạo các Doanh nghiệp (DN) và hiệp hội doanh nghiệp (HHDN), những người có sức ảnh hưởng trong kinh doanh hiện nay. Bên cạnh đó, là các thành viên của VCCI hoạt động tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Công ty kế toán Đầu Xuân Đức tham gia Hội nghị hiệp hội doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên năm 2024
Công ty kế toán Đầu Xuân Đức tham gia Hội nghị hiệp hội doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên năm 2024

Công ty Đầu Xuân Đức tham gia Hội Nghị hiệp hội doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Công ty kế toán Đầu Xuân Đức rất vinh dự khi tiếp tục được tham dự sự kiện lần này. Chúng tôi tự hào là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán – thuế uy tín khu vực đà nẵng. 

Lần tham gia sự kiện này của VCCI khu vực miền Trung – Tây Nguyên càng thể hiện rõ được sự uy tín cũng như chất lượng dịch vụ của công ty chúng tôi. Qua sự kiện, chúng tôi được giao lưu, học hỏi từ các doanh nghiệp. Điều này giúp Công ty kế toán – Thuế Đầu Xuân Đức cải thiện hơn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Công ty kế toán Đầu Xuân Đức tham gia Hội nghị hiệp hội doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên năm 2024

Với những chia sẻ giá trị của các chuyên gia, lãnh đạo VCCI, Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ nắm bắt thông tin, nghiên cứu phát triển hơn nữa, để năm 2024 đạt kết quả kinh doanh bùng nổ, đóng góp nhiều hơn trong hoạt động của VCCI tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. 

Dưới đây là một số hình ảnh của công ty kế toán Đầu Xuân Đức tại hội nghị Doanh nghiệp khu vực Miền Trung – Tây Nguyên năm 2024

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Vì sao phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân? Hồ sơ quyết toán hoàn thuế TNCN

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân không phải là thuật ngữ xa lạ với những người lao động. Tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn chưa hiểu hết về tầm quan trọng của việc này. Bài viết dưới đây Công ty kế toán – thuế Đầu Xuân Đức sẽ giải đáp khái niệm quyết toán hoàn thuế thu nhập cá nhân. Lý do cá nhân bắt buộc phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Quyết toán thuế cho cá nhân có từ 2 nguồn thu nhập. Hồ sơ quyết toán hoàn thuế thu nhập cho cá nhân.

Vì sao phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Dựa vào văn bản và Luật Thuế thu nhập cá nhân, hoàn thuế thu nhập cá nhân là trường hợp những lao động nộp thuế được cơ quan thuế hoàn lại khoản tiền chênh lệch giữa số số tiền mà cá nhân đã nộp so với số tiền thực tế phải nộp. Điều này được thực hiện khi cá nhân thực hiện theo đúng các quy định và điều kiện dựa theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Vì sao phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc người đại diện nộp thuế thực hiện việc xác định khoản tiền thuế mà lao động phải nộp của năm liền trước đó. Sau đó so sánh chênh lệch với tổng tiền thuế thực hiện nộp trong năm được tính thuế. Sau đó sẽ thực hiện nộp tiền thuế nếu còn thiếu. Hoặc thực hiện hoàn thuế nếu số tiền của năm liền trước còn thừa.

Việc thực hiện quyết toán hoàn thuế TNCN là nghĩa vụ bắc buộc mà mỗi lao động phải thực hiện. Những lao động có tổng thu nhập thấp hơn quy định của nhà nước không thực hiện nộp thuế TNCN.

Trường hợp quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho lao động có từ 2 nguồn thu nhập trở lên

Dựa vào Công văn số 801/TCT–TNCN được đề ra ngày 02/03/2016 của Tổng cục thuế về hướng dẫn cách thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2025 và cấp MST NPT. Việc thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi lao động có từ 2 nguồn thu nhập trở lên phải thực hiện theo quy định sau:

  • Tổ chức nơi cá nhân làm việc và nhận được nguồn thu nhập thứ 2 trở đi. Tổ chức sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện quyết thuế thay cho cá nhân.
  • Trong trường cá nhân không có khoảng thu nhập nào từ tổ chức nói trên trong năm 2015. Tổ chức không cần phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có nguồn thu nhập từ 02 nơi trở lên năm 2024

Ta có thể hiểu quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi lao động, cá nhân có nguồn thu nhập từ 02 nơi trở lên năm 2024 như sau:

  • Trường hợp có hay không phát sinh khấu trừ thuế, tổ chức nơi thực hiện thanh toán lương cho cá nhân phải quyết toán thuế TNCN cho người lao động có ủy quyền
  • Trường hợp lao động có hợp đồng 03 tháng trở lên với tổ chức. Bên cạnh đó có thêm các nguồn thu nhập khác trung bình hằng tháng không vượt mức 10 triệu đồng (đã khấu trừ thuế với tỷ lệ 10%).
  • Nếu người lao động không có đề nghị quyết toán thuế đối với thu nhập ngoài. Cá nhân sẽ được phép ủy quyền thực hiện quyết toán cho tổ chức, nơi cá nhân làm việc có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
  • Đối với trường hợp cá nhân đề nghị quyết toán thuế đối với thu nhập ngoài . Cá nhân phải trực tiếp thực hiện việc quyết toán với cơ quan thuế.
  • Cá nhân phải tự thực hiện việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có đồng thời 2 nguồn thu nhập từ công ty có ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên và thu nhập vãng lai trường hợp chưa khấu trừ thuế

Tổng hợp văn bản, giấy tờ lập hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 

Để quá trình thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân được thực hiện nhanh chóng. Cá nhân phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản theo quy định pháp luật trong quá trình lập hồ sơ.

Lập hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Dựa vào danh mục hồ sơ khai thuế ban hành được đính kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Dựa vào mẫu văn bản kèm theo tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Cá nhân khi thực hiện quyết toán hoàn thuế thu nhập cá nhân được phân thành 2 trường hợp:

Cá nhân trực tiếp thực hiện khai quyết toán thuế với cơ quan thuế

Tường hợp với cá nhân trực tiếp thực hiện khai quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cá nhân cần phải chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Văn bản bằng giấy để khai quyết toán thuế TNCN . Căn cứ vào mẫu 02/QTT-TNCN được ban hành kèm theo trong Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
  • Văn bản phụ lục giảm trừ gia cảnh. Văn bản trên dựa vào mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN được ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
  • Bản sao văn bản hoặc chứng từ xác minh số thuế đã khấu trừ, số thuế đã nộp tạm thời trong năm và số thuế đã thực hiện nộp ở nước ngoài (nếu có). Đối với trường hợp tổ chức trả lương đã dừng hoạt động kinh doanh không cung cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động thì có quan thuế sẽ xem xét dựa theo số liệu của ngành thuế để xử lý hồ sơ quyết toán thuế mà không cần sử dụng chứng từ khấu trừ thuế.
  • Trường hợp người trả lương sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử. Người nộp thuế phải sử dụng văn bản in từ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử bản gốc.
  • Bản sao văn bản chứng nhận khấu trừ thuế do tổ chức trả lương cấp bản sao văn bản, Bản sao các chứng từ của ngân hàng trong trường hợp số thuế cá nhân đã nộp ở ngoài có xác thực của người nộp thuế dựa theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không thực hiện việc cung cấp giấy văn bản xác minh số thuế đã nộp
  • Bản sao lại các hóa đơn, chứng từ xác thực đúng đắn khoản phi lợi nhuận (nếu có). Ví dụ như: quỹ từ thiện, quỹ khuyến học,…
  • Văn bản xác nhận về tổng số tiền mà tổ chức trả lương đã trả ở nước ngoài đối với trường hợp lao động có nguồn thu nhập khác từ đơn vị nước ngoài, Lãnh Sự quán, Đại sứ quán

Tổ chức trả thu nhập thực hiện khai thuế

Trường hợp thực hiện khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Hồ sơ sẽ bao gồm các văn bản, giấy tờ sau:

  • Văn bản khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Dựa vào văn bản mẫu số  05/QTT-TNCN được ban hành kèm theo Phụ lục II tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC
  • Phụ lục bảng kê khai cụ thể người thuộc trường hợp tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần. Dựa vào mẫu số 05-1/BK-QTT-TNCN được ban hành kèm theo Phụ lục II tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
  • Văn bản phụ lục bảng kê khai cụ thể người thuộc trường hợp tính thuế theo thuế suất toàn phần. Dựa vào mẫu số 05-2/BK-QTT-TNCN được ban hành kèm theo Phụ lục II tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
  • Văn bản phụ lục bảng kê khai cụ thể cá nhân thuộc trường hợp giảm trừ gia cảnh. Dựa vào mẫusố 05-3/BK-QTT-TNCN được ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Bài viết trên Công ty kế toán Đầu Xuân Đức đã giúp bạn giải đáp lý do cá nhân bắt buộc phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Quyết toán thuế cho cá nhân có từ 2 nguồn thu nhập. Những giấy tờ lập thủ tục làm hồ sơ quyết toán thu hoàn thuế thu nhập. Cảm ơn đã theo dõi bài viết trên. Theo dõi Công ty kế toán Đầu Xuân Đức để biết thêm thông tin về kế toán – thuế nhé!

TIỀN HOÀN THUẾ SẼ BỊ THU HỒI NẾU THIẾU CHỨNG TỪ THANH TOÁN

Vừa qua, Tổng cục Thuế có thông qua công văn số 1217/TCT-CS ngày 27/3/2024 về chính sách Thuế. Công văn có 02 nội dung chính như sau:

Về hoàn thuế GTGT, Tổng cục Thuế lưu ý, trường hợp cơ sở kinh doanh đã được hoàn thuế, nếu sau đó Cục thuế kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định sẽ thực hiện thu hồi số thuế GTGT đã hoàn theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Liên quan đến việc kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, Tổng cục Thuế đã yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC).

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CÓ ĐƯỢC GIẢM TRỪ GIA CẢNH KHÔNG KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀ CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ ?

Mời các bạn DC tìm hiểu về khái niệm cá nhân không cư trú là gì?Cá nhân không cư trú thì có được giảm trừ gia cảnh hay không? 

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng được điều kiện của cá nhân cư trú.

(Để xác định được cá nhân cư trú và không cư trú khi tính thuế thu nhập cá nhân, mọi người dựa theo hướng dẫn xác định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC  nhé! )

Trong trường hợp cá nhân không cư trú không được tính giảm trừ gia cảnh

Dựa vào khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, trong trường hợp người nước ngoài là cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CÁC KHOẢN CHI NÀO SẼ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ

Các khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (một số nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

– Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

– Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp.

Ngoại trừ các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(3) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

XÁC ĐỊNH DOANH THU TÍNH THUẾ NHƯ THẾ NÀO?

Doanh thu tính thuế TNDN được quy định rõ tại Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, như sau:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm tiền gia công, tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội) mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt chưa thu  được tiền hay đã thu được tiền.

Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế GTGT.

Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT  theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế GTGT.

THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH

Đối với hàng hóa bán ra: thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa đó cho người mua.

Đối với dịch vụ: thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

Ngoài ra các bạn có thể xem cụ thể  doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp khác chi tiết tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CHI NHÁNH NGOÀI TỈNH TỰ KÊ KHAI THUẾ KHI NÀO?

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về chính sách khai nộp Thuế, nếu Chi nhánh ngoài tỉnh không theo dõi hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, đầu vào thì Công ty mẹ có trách nhiệm khai và nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho Chi nhánh tại trụ sở chính.

 

Căn cứ theo  Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định chung về Thuế môn bài, trường hợp công ty đăng ký thành lập Chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở ngoài tỉnh thì Chi nhánh phải nộp lệ phí môn bài theo quy định. Địa điểm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài là nơi Chi nhánh hoạt động.

Chi nhánh có trách nhiệm trực tiếp khai, nộp thuế GTGT theo quy định nếu trong trường hơp Chi nhánh trực tiếp bán hàng, sử dụng hóa đơn đăng ký riêng và thực hiện theo dõi hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, đầu vào (Căn cứ theo  khoản 4 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC)

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

 

LƯU Ý KHI TẠM NGƯNG HỘ KINH DOANH

Không chỉ riêng công ty mà HKD tạm ngưng kinh doanh cũng không phải là một điều khó thấy. Trong việc quản lý và hoạt động khó tránh khỏi việc gặp những khó khăn và thách thức dẫn đến việc tạm ngưng. Vậy khi HKD tạm ngưng cần chú ý đến những vấn đề gì?

Đối với trường hợp HKD tạm ngừng kinh doanh thời hạn từ 30 ngày trở lên thì phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

 

Trường hợp HKD tạm ngưng kinh doanh hoặc hoạt động trở lại trước thời hạn thông báo thì phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc (không tính thứ bảy, chủ nhật) trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh trở lại trước thời hạn (theo Điều 91 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

Ngoài ra, nếu chấm dứt hoạt động HKD thì gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 92 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

———————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ƯU ĐÃI THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÔNG TY SẢN XUẤT PHẦN MỀM

Khi thành lập doanh nghiệp hoạt động sản xuất phần mềm, doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên để áp dụng ưu đãi thuế TNDN doanh nghiệp cần phải chứng minh được rằng hoạt động thực tế của mình là hoạt động sản xuất phần mềm theo quy định tại thông tư số 13/2020TT-BTTTT ngày 3/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Doanh nghiệp thực hiện chứng minh hoạt động sản xuất phần mềm theo 7 công đoạn sau:

1: Xác định yêu cầu.

2: Phân tích và thiết kế.

3: Lập trình, viết mã lệnh.

4: Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.

5: Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm.

6: Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm.

7: Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Theo thông tư 13/2020/TT-BTTTT, hoạt động sản xuất phần mềm phải có tối thiểu 1 trong 2 công đoạn là xác định yêu cầu hoặc phân tích, thiết kế.  Đối với 7 công đoạn phía trên, doanh nghiệp đều phải có tài liệu chứng minh tương ứng. Ngoài ra doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin nếu có thêm sản phẩm sản xuất phần mềm mới và gửi báo cáo tới Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bởi vì mức ưu đãi thuế chỉ áp dụng cho hoạt động sản xuất phần mềm nên các dịch vụ liên quan khác như: Tư vấn quản lý, tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy tính… không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi thuế. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sẽ thực hiện các hợp đồng gia công phần mềm. Trên thực tế khi gia công, các doanh nghiệp vẫn phải tiến hành theo 7 công đoạn nói trên. Nhưng một số trường hợp, cơ quan thuế vẫn không chấp thuận cho các hợp đồng gia công phần mềm được hưởng ưu đãi thuế, với lý do là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ cho ưu đãi với sản xuất phần mềm chứ không phải là hoạt động gia công phần mềm.

Vậy nên việc xác định hoạt động của doanh nghiệp có đưởng hưởng ưu đãi thuế hay không sẽ còn phụ thuộc vào quan điểm và hồ sơ cụ thể từng doanh nghiệp.

__________________________________________________

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KÉ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Exit mobile version