Quy trình mua bán doanh nghiệp mới nhất năm 2023

Mua bán doanh nghiệp (tên tiếng Anh viết tắt là M&A) là việc cá nhân hoặc tổ chức mua lại một doanh nghiệp. Kể từ thời điểm chuyển giao, bên bán sẽ chấm dứt quyền hạn và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp đó. Việc mua bán này được hiểu là chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền hạn, lợi ích cũng như nghĩa vụ sang cho bên mua. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Quy trình mua bán doanh nghiệp mới nhất năm 2023 để bạn đọc tham khảo.

1. Quy trình mua bán doanh nghiệp

Bước 1: Xác định nhu cầu và tiến hành đàm phán mua bán doanh nghiệp

Bước 2: Thực hiện đánh giá và kiểm tra doanh nghiệp

Bước 3: Chuẩn bị hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Bước 4: Hoàn thiện thủ tục pháp lý mua bán doanh nghiệp

Bước 5: Hoàn tất giao dịch và chuyển nhượng doanh nghiệp

Quy trình mua bán doanh nghiệp mới nhất năm 2023

2. Thủ tục mua bán các loại hình doanh nghiệp

Ðối với việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần, thủ tục chuyển nhượng sẽ khác nhau đối với các loại công ty khác nhau.

2.1. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần Công ty Cổ phần

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần

– Quyết định của Ðại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;

– Biên bản họp của Ðại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;

– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

– Ðiều lệ công ty

– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

– Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

– Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty;

– Sổ đăng ký cổ đông

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần Công ty Cổ phần

Bước 1: Tổ chức cuộc họp Ðại Hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng

cổ phần;

Bước 2: Ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

Bước 3: Lập biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

2.2. Thủ tục chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH một thành viên

Chuyển nhượng Công ty TNHH 1 thành viên

– Chuyển nhượng toàn phần: Làm thủ tục chuyển nhượng & làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu

– Chuyển nhượng 1 phần: Làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty

2.3. Thủ tục chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Trường hợp chuyển nhượng mà không thay đổi số lượng thành viên thì chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp của các thành viên.

– Trường hợp chuyển nhượng mà làm thay đổi số lượng thành viên thì:

+ Thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn

+ Thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty

Trên đây là Quy trình mua bán doanh nghiệp mới nhất năm 2023 doanh nghiệp tham khảo thêm. Nếu bạn cần tư vấn thêm và cần làm dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký doanh nghiệp vui lòng liên hệ DC để được hỗ trợ thêm.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Quy trình kiểm tra thuế áp dụng từ 14/7/2023

Quyết định thay mới Quy trình kiểm tra thuế, gồm kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (doanh nghiệp), áp dụng kể từ ngày 14/7/2023. Quyết định số 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình kiểm tra thuế (55 trang).

Xem chi tiết Quyết định tại đây: Quy-trinh-kiem-tra-thue-ap-dung-tu-14-7-2023-9

Quy trình kiểm tra thuế áp dụng từ 14/7/2023

Theo đó, việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được ưu tiên thứ tự rủi ro cao và kết hợp xem xét lựa chọn những doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế (điểm 1.2 Mục II Quy trình).

Tương tự, việc lựa chọn doanh nghiệp để đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp được căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế (điểm 1.2 Mục III Quy trình).

Các trường hợp sau đây cơ quan thuế sẽ có quyền kiểm tra đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp mà không cần phải lập kế hoạch (điểm 1.3 Mục III Quy trình):

– Kiểm tra theo đơn tố cáo;

– Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;

– Kiểm tra theo đề nghị của doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);

– Kiểm tra trước hoàn thuế;

– Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;

– Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.

Mục IV Quy trình này có quy định về phương thức giao dịch điện tử giữa đoàn kiểm tra thuế và doanh nghiệp.

DC đã chia sẻ nội dung Quy trình kiểm tra thuế áp dụng từ 14/7/2023 nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

 

Kế toán thuế công ty xây dựng cần lưu gì những gì?

Lĩnh vực xây dựng là một trong những doanh nghiệp yêu cầu kế toán thuế có kinh nghiệm làm việc nhiều năm và kỹ năng chuyên nghiệp. Trong bài viết dưới đây DC sẽ chia sẻ thông tin cực kỳ hữu ích cho các doanh nghiệp về Kế toán thuế công ty xây dựng cần lưu gì những gì?

1. Kế toán thuế đối với công ty xây dựng là gì?

Kế toán xây dựng là vị trí đảm nhiệm các công việc bao gồm bóc tách toàn bộ chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án do đơn vị trúng thầu. Việc bóc tách này nhằm giúp đơn vị nắm được những chi phí trong dự toán và từ đó kế toán dễ dàng hạch toán chính xác.

Như vậy, dựa vào khái niệm trên, kế toán thuế công ty xây dựng ngoài công việc trên còn phụ trách các vấn đề về thuế, khai báo thuế trong doanh nghiệp xây dựng. Thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng.

2. Một số điểm khác biệt kế toán thuế xây dựng cần lưu ý

Ngành xây dựng có nhiều điểm đặc thù vì vậy đối với kế toán thuế xây dựng cũng sẽ có một số đặc điểm khác biệt mà kế toán cần lưu ý như sau:

– Tính giá thành

Đối tượng tính giá thành theo công trình chỉ phát sinh một lần và không có sự lặp lại như các hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.

Lưu ý: Giá thành của một công trình thông thường sẽ phân chia theo hạng mục, gói thầu, công trình nhỏ nên việc tính giá thành cũng sẽ tính theo từng đơn vị đã phân chia (công trình con) sau đó tổng hợp lại thành giá thành của công trình mẹ.

– Thời gian theo dõi:

Công trình thường kéo dài khá lâu nên thời gian theo dõi có thể lên đến một hoặc nhiều năm.

– Đối tượng tập hợp chi phí:

+ Chi phí sẽ được tập hợp theo công trình.

+ Hóa đơn, chứng từ sẽ phải được tập hợp về trước ngày công trình nghiệm thu.

Kế toán thuế công ty xây dựng cần lưu gì những gì?

3. Kinh nghiệm đối với kế toán thuế xây dựng

Để thực hiện các công việc trong công ty xây dựng chính xác và suôn sẻ, kế toán thuế cần lưu ý:

  • Đọc và phân tích kỹ lưỡng hợp đồng xây dựng.
  • Nắm được chi phí của tổng dự án: Chi phí tổng công trình, chi phí theo hạng mục dự toán, phân tích đơn giá, chi phí nhân công,…
  • Có thể bóc tách chi phí dự toán: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu phục vụ công trình, chi phí chung.
  • Tập hợp đầy đủ các hồ sơ, chứng từ kế toán: Hóa đơn đầu vào từ nguyên liệu, vật tư, bảng dự toán kỹ thuật, biên bản đối chiếu công nợ, đề nghị thanh toán, hóa đơn đầu ra, biên bản thanh lý hợp đồng,…

Trên đây là một số Kế toán thuế công ty xây dựng cần lưu gì những gì được DC tổng hợp lại.  Nếu Quý công ty hiện chưa có bộ phận kế toán & thuế có thể tham khảo về gói dịch vụ của chúng tôi

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Hỏi đáp: Hàng hóa mua vào trước 01/7, bán ra sau 01/7, VAT 10% hay 8%?

Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, do đó, hàng hóa thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT khi bán ra sẽ chịu thuế suất VAT là 8% (không căn cứ vào thời điểm mua vào). Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn thắc mắc về câu hỏi: Hàng hóa mua vào trước 01/7, bán ra sau 01/7, VAT 10% hay 8%? Hãy cùng DC tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây:

1. Mua vào trước 01/7, bán ra sau 01/7, VAT 10% hay 8%?

Trước tiên, cần hiểu được bản chất của thuế GTGT là loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người mua trả khi mua hàng/sử dụng dịch vụ, tuy nhiên, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người trực tiếp nộp thuế.

Do đó, nhiều người lầm tưởng thuế GTGT do doanh nghiệp chịu nhưng doanh nghiệp chỉ là người nộp thay cho người tiêu dùng phần thuế này.

Hàng hoá được mua vào với thuế suất thuế VAT 10% thì trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT.

Do đó, hàng hóa thuộc đối tượng giảm thuế dù đã được mua vào trước 01/7/2023 với thuế suất 10% thì khi bán ra sau 01/7/2023 vẫn phải xuất hóa đơn theo thuế suất 8%. Vấn đề đặt ra là khi hàng hóa bán ra với thuế suất 8% thì có phải doanh nghiệp đang bị thiệt 2% VAT hay không?

Ví dụ: Doanh nghiệp mua hàng với giá 01 tỷ đồng (tháng 6/2023), thuế suất 10% → trả nhà cung cấp 100 triệu đồng thuế VAT.

Tháng 7/2023, bán các mặt hàng này ra, giả sử giá bán ra bằng giá mua là 01 tỷ đồng (để dễ hình dung còn đương nhiên giá bán sẽ phải cao hơn giá mua vào), thuế suất 8% → số thuế là 80 triệu đồng → doanh nghiệp sẽ được khấu trừ 20 triệu đồng vào kỳ tiếp theo.

Thực tế 20 triệu đồng này không mất đi mà sẽ được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo, do đó, doanh nghiệp không bị thiệt 2% thuế VAT.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ là người nộp thay thuế VAT, tháng 6 phải bỏ ra 100 triệu đồng tiền thuế VAT nhưng tháng 7 chỉ thu về 80 triệu đồng tiền thuế VAT, 20 triệu đồng lại phải đợi tới kỳ thuế tiếp theo mới thu về được nên sẽ dễ nhầm tưởng là doanh nghiệp lỗ 2% thuế này.

2. Xuất sai thuế suất 10% thành 8% xử lý thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán và người mua thỏa thuận với nhau để chọn 01 trong 02 cách giải quyết sau:

Cách 1: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót

– Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.

– Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).

Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 02 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận. Trường hợp này không cần nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.

Cách 2: Lập hóa đơn điện tử mới thay thế

– Bên bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.

– Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót 02 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).

Trên đây là giải đáp thắc mắc về hàng hóa mua vào trước 01/7 bán ra sau 01/7, VAT 10% hay 8%, nếu bạn còn thắc mắc có thể liên hệ với DC để được hỗ trợ thêm.

Chi tiết về nghị định giảm thuế: https://dichvuketoandanang.vn/3-diem-can-luu-y-ve-viec-giam-thue-gtgt-2-tai-nghi-dinh-44-2023-nd-cp/

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Tổng cục Thuế khuyến cáo loại bỏ hóa đơn đầu vào của 524 doanh nghiệp rủi ro cao

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành gửi thông báo cho các doanh nghiệp trên địa bàn có sử dụng hóa đơn đầu vào của 524 doanh nghiệp rủi ro cao thuộc danh sách nêu tại Công văn số 1798/TCT-TTKT ngày 16/5/2023 để buộc giải trình việc sử dụng hóa đơn. Việc giải trình có thể thực hiện trực tiếp tại Cục thuế hoặc gửi văn bản để giải trình tùy doanh nghiệp lựa chọn.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải rà soát xem có sử dụng hóa đơn đầu vào của 524 doanh nghiệp nêu trên hay không để chủ động loại trừ các hóa đơn khống, hóa đơn không hợp pháp, không có hàng hóa kèm theo và điều chỉnh việc kê khai, hạch toán đúng nghĩa vụ thuế.

Xem chi tiết Danh sách 524 doanh nghiệp sẽ bị thanh tra hóa đơn tại link này

Tổng cục Thuế khuyến cáo loại bỏ hóa đơn đầu vào của 524 doanh nghiệp rủi ro cao

Trong trường hợp doanh nghiệp bị phát hiện sử dụng hóa đơn đầu vào không hợp pháp, cơ quan thuế sẽ căn cứ quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế để xử phạt về hành vi trốn thuế, trừ trường hợp doanh nghiệp mua hàng chứng minh được lỗi vi phạm thuộc về bên bán hàng thì chỉ bị xử phạt về thuế theo Điều 142 Luật Quản lý thuế.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, hệ thống quản lý HĐĐT của cơ quan thuế đã có chức năng tự động chặn xuất hóa đơn đối với doanh nghiệp bỏ địa chỉ. Danh sách doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh được đăng tải công khai tại địa chỉ https://www.gdt.gov.vn

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào?

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào? Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây để nắm rõ về thời hạn đóng BHXH theo quy định, mức phạt và cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH:

1. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp theo quy định

  • Nếu đóng hàng tháng thì hạn nộp tiền chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

Ví dụ: tiền BHXH của tháng 7/2023 sẽ được đóng chậm nhất vào ngày 31/07/2023;

  • Nếu đóng 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần thì hạn nộp tiền chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đã chọn.

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào?

2.1. Về doanh nghiệp

  • Khi doanh nghiệp nợ tiền hoặc nộp chậm so với quy định của BHXH thì doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp và sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp sẽ không làm được các hồ sơ liên quan đến người lao động như hồ sơ ốm đau, thai sản, chốt sổ khi người lao động nghỉ việc;
  • Đồng thời, doanh nghiệp nợ tiền BHXH sẽ là cơ sở để cơ quan BHXH thanh tra doanh nghiệp của mình.

2.2. Về người lao động

  • BHYT của người lao động sẽ bị cắt nếu doanh nghiệp nợ tiền BHXH quá 30 ngày. Người lao động khi đi khám chữa bệnh trong thời gian doanh nghiệp nợ tiền BHXH thì sẽ không được chi trả các quyền lợi của BHXH;
  • Người lao động sẽ không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
  • Khi nghỉ việc thì người lao động cũng không chốt được quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN của mình mà doanh nghiệp đang nợ tiền.

2.3. Mức phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Theo Khoản 5 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, khi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN thì sẽ bị phạt tiền từ 12% – 15% tổng số tiền phải nộp BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

2.4. Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội

* Chậm đóng BHXH trên 30 ngày:

  • Lãi suất chậm nộp gấp 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề;
  • Hoặc nếu lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng lãi suất kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

* Trốn đóng hoặc chiếm dụng BHXH, BHTN quá 30 ngày:

Nộp gấp 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề.

Trên đây nội dung bài viết giải đáp thắc mắc Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào? Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Khái niệm và các phương pháp tính thuế xuất khẩu

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về thuế xuất nhập khẩu cũng như thời điểm, thời hạn & phương pháp tính thuế xuất khẩu. Hãy cùng DC tìm hiểu về khái niệm thuế xuất khẩu & các phương pháp tính thuế xuất khẩu chi tiết qua bài viết dưới đây:

1. Thuế xuất khẩu là gì?

Thuế xuất khẩu là thuế thu trên giá trị hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan.

2. Đối tượng chịu thuế & không chịu thuế xuất khẩu

2.1. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu

  • Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam ra nước ngoài;
  • Hàng hóa xuất khẩu vào khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ;
  • Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu.

2.2. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển qua cửa khẩu Việt Nam;
  • Hàng hóa dùng cho mục đích viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại (không mang tính chất kinh doanh);
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài và ngược lại, từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
  • Phần dầu khí dùng để nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước khi xuất khẩu.

3. Thời điểm tính thuế xuất khẩu

Thời điểm tính thuế xuất khẩu là thời điểm chủ hàng hóa xuất khẩu hoặc tổ chức ủy thác xuất khẩu đăng ký tờ khai hải quan;

  • Chậm nhất 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh đối với hình thức vận tải thông thường.
  • Trường hợp xuất khẩu bằng phương tiện chuyển phát nhanh thì chậm nhất trước 2 giờ

4. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu là sau khi đăng ký tờ khai hải quan và trước khi thông quan.

Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cả hàng hóa xuất khẩu cũng rõ ràng, sẽ có một số trường hợp đặc biệt như sau:

  • Hàng hóa cần phải xác định, giám định để xác định số tiền thuế phải nộp: Người nộp thuế (NNT) thực hiện tạm nộp theo số đã khai báo. Sau khi có kết quả giám định:

– Nếu số tiền NNT đã khai báo thấp hơn số thuế phải nộp thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, NNT phải nộp bổ sung số thuế còn thiếu;

– Nếu số tiền NNT đã khai báo cao hơn số thuế phải nộp, tức là nộp thừa thì sẽ được bù trừ cho những lần nộp thuế tiếp theo hoặc làm thủ tục để được hoàn thuế theo quy định.

  • Hàng hóa chưa có giá chính thức tại điểm đăng ký tờ khai hải quan: Tương tự như trường hợp hàng hóa cần phải xác định, giám định để xác định số tiền thuế phải nộp.

5. Các phương pháp tính thuế xuất khẩu

5.1. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Căn cứ vào hàng hóa là những mặt hàng nào mà áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tương ứng nhân với trị giá tính thuế được xác định bởi đơn giá và số lượng hàng hóa, cụ thể theo công thức:

Thuế xuất khẩu = Số lượng hàng hóa x Giá trị trên 1 đơn vị hàng hóa xuất khẩu x Thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế

5.2. Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Là phương pháp ấn định số tiền thuế phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa xuất khẩu tại thời điểm tính thuế, công thức tính thuế xuất khẩu được quy định như sau:

Thuế xuất khẩu = Số lượng hàng hóa x Thuế suất tuyệt đối phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa.

5.3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Là phương pháp áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối. Công thức tính thuế xuất khẩu phải nộp như sau:

Thuế xuất khẩu = Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % + Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối.

DC đã chia sẻ nội dung bài viết khái niệm về thuế xuất khẩu là gì & các phương pháp tính thuế xuất khẩu nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023

Trong tháng 07 ngày có nhiều chính sách mới được Chính phủ ban hành, hãy cùng DC điểm qua 5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023 dưới đây:

1. Giảm thuế giá trị gia tăng 2%

Căn cứ Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội.

  • Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định.
  • Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

Chi tiết hơn: 3 điểm cần lưu ý về việc giảm thuế GTGT 2% tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP

2. Tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.

Nghị định nêu rõ, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

3. Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

4. Bổ sung phương thức đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử

Có hiệu lực từ 1/7/2023, Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Trong đó, bên cạnh phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT cung cấp thêm một phương thức mới cho người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Đó là phương thức đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử.

5. Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:

  • Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
  • Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Từ ngày 01/7/2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

  • Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng;
  • Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

Trên đây là 5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023 quý doanh nghiệp tham khảo để áp dụng tại đơn vị mình.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

Để được hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp ngoài việc phải có thuế GTGT được khấu trừ, đáp ứng đủ các điều kiện khi hoàn thuế GTGT thì còn phải thuộc diện được hoàn thuế GTGT. Bài viết dưới đây là những điều kiện và các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng để doanh nghiệp tham khảo thêm:

1. Điều kiện hoàn thuế GTGT

Để được hoàn thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Phải có thuế GTGT được khấu trừ;
  • Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  • Mở tài khoản ngân hàng với MST của doanh nghiệp;
  • Lập và lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện hành;
  • Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện đúng theo quy định hiện hành;

2. Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:

Hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

* Nếu thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng đối với các trường hợp:

– Doanh nghiệp có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan;

– Doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu đi nước ngoài;

– Cơ sở kinh doanh vừa hoạt động xuất khẩu vừa bán trong nước.

 * Nếu thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng đối với các trường hợp tại mục 1 thì được khấu trừ vào tháng/quý tiếp theo;

– Hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào nếu có thể hạch toán riêng;

– Nếu không thì xác định thuế GTGT đầu vào dựa trên tỷ lệ của doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ toàn bộ kỳ kê khai thuế GTGT (tính từ kỳ kê khai tiếp theo của kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ yêu cầu hoàn thuế hiện tại).

Doanh nghiệp lưu ý:

– Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm: thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng và thuế GTGT đầu vào tính theo tỷ lệ như trên;

– Trường hợp sau khi bù trừ thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng thì được hoàn thuế GTGT cho sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, số thuế GTGT được hoàn không được quá doanh thu của sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) 10%.

* Nếu người nộp thuế hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, không bị xử phạt với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép… liên tục trong vòng 2 năm và không thuộc đối tượng rủi ro cao theo Luật Quản lý thuế thì được áp dụng hoàn thuế GTGT trước và kiểm tra sau.

Hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

–  Nếu thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng/trong quý sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo;

–  Nếu thuế GTGT mua vào cho mục đích đầu tư chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng (trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư của dự án đầu tư mới);

–  Nếu cơ sở kinh doanh nộp thừa thuế GTGT hoặc thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong các trường hợp chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản…;

– Nếu cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền và thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên.

Hoàn thuế GTGT dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động

Cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư (ngoại trừ dự án đầu tư xây nhà để bán), thực hiện kê khai riêng và kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ việc kê khai thuế GTGT cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở, nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có:

– Đầu tư dự án cùng tỉnh/thành phố (trừ trường hợp dự án đầu tư xây nhà để bán);

– Đầu tư dự án tại tỉnh/thành phố thuộc Trung ương, khác nơi đặt trụ sở chính mà chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế.

Theo đó, sau khi bù trừ, nếu:

– Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT;

– Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng thì kết chuyển cho kỳ kê khai tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh

Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từng lần theo năm trong giai đoạn đầu tư nếu:

– Đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;

– Có thời gian đầu tư tối thiểu từ 1 năm trở lên;

– Số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư tối thiểu từ 300 triệu đồng trở lên.

Trên đây là các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng để doanh nghiệp có thể tham khảo để xác định có thuộc trường hợp đó không? Nếu doanh nghiệp chưa có nhân viên thực hiện có thể liên hệ DC để tối ưu thời gian và chi phí khi chọn dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng tại chúng tôi.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

3 điểm cần lưu ý về việc giảm thuế GTGT 2% tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết 101/2023/QH15. Dưới đây là 3 điểm cần lưu ý về việc giảm thuế GTGT 2% tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP:

1. Các mặt hàng được giảm thuế GTGT năm 2023

Theo đó, Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất

– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3, tàu bay, du thuyền, xăng các loại…

– Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin: Card âm thanh, hình ảnh, mạng và các loại card tương tự dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động, thẻ thông minh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính…

– Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Một số lưu ý: 

– Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

– Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT/chịu thuế GTGT 5% thì không được giảm thuế GTGT.

>>> Như vậy, so với năm 2022 thì phạm vi áp dụng chính sách giảm thuế GTGT về cơ bản vẫn được giữ nguyên, không thay đổi. Tuy nhiên, có sửa đổi phần ghi chú cuối Danh mục hàng hóa tại Phụ lục I và Phụ lục III theo hướng: Mã số HS ở cột (10) chỉ để tra cứu, việc xác định mã số HS đối với hàng hóa thực tế nhập khẩu thực hiện theo quy định về phân loại hàng hóa tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn.

2. Mức giảm thuế GTGT năm 2023

Tương ứng với 02 phương thức tính thuế GTGT, mức giảm thuế GTGT được quy định như sau:

– Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Được áp dụng mức thuế GTGT 8% đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế 10% (trừ một số hàng hóa, dịch vụ nêu tại mục 1 bài viết).

– Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu: Được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nêu trên.

3. Thủ tục giảm thuế GTGT năm 2023

Trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT khi lập hóa đơn như sau:

– Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Khi lập hoá đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán.

Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

– Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:

Khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT:

  • Tại cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm;
  • Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu;
  • Đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15”.

>> Chính sách giảm thuế GTGT được áp dụng từ 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023. Năm 2022 được giảm thuế GTGT trong cả năm, tuy nhiên, năm 2023 sẽ chỉ giảm thuế GTGT trong nửa cuối năm.

Trên đây là 3 điểm cần lưu ý về việc giảm thuế GTGT 2% tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP để doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp mình nếu thuộc trường hợp trên.

Xem chi tiết Nghị định 44/2023/NĐ-CP tại file này: 3-diem-can-luu-y-ve-viec-giam-thue-gtgt-2-tai-nghi-dinh-44-2023-nd-cp-7

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

5 điểm mới khi hộ kinh doanh được liên thông đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế

Tổng cục Thuế thông báo vào ngày 28/6/2023 sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn cho cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh để triển khai quy trình giải quyết liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh kèm đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT.

Thông báo số 439/TB-TCT ngày 23/6/2023 của Tổng cục Thuế về việc tổ chức hội nghị tập huấn liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh (18 trang).

So với quy định cũ, quy trình liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho hộ kinh doanh áp dụng từ ngày 1/7/2023 theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT có một số điểm mới sau đây:

– Cho phép hộ kinh doanh thực hiện liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

– Mã số hộ kinh doanh được cấp đồng thời là MST của hộ kinh doanh. Trước đây, hộ kinh doanh có 02 mã số gồm mã số hộ kinh doanh do cơ quan ĐKKD cấp và MST do cơ quan Thuế cấp.

– Các hồ sơ thành lập hộ kinh doanh, hồ sơ thay đổi thông tin, hồ sơ tạm ngừng hoạt động của hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT; đồng thời chỉ cần nộp tại một cơ quan là cơ quan ĐKKD hoặc nộp trực tuyến; trước đây phải nộp tại 02 cơ quan (cơ quan ĐKKD và cơ quan Thuế).

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ kinh doanh; trước đây là 02 Giấy khác nhau.

– Để đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn thông báo, hộ kinh doanh chỉ cần gửi thông báo cho cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đăng ký kinh doanh, không phải nộp thêm hồ sơ cho cơ quan thuế.

Theo kế hoạch, Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp ứng dụng TMS thành 02 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (từ ngày 1/7/2023), nâng cấp hệ thống TMS để đáp ứng việc triển khai các giao dịch đăng ký hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 ban hành tại Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT.

– Giai đoạn 2 (từ ngày 1/9/2023), tiếp tục nâng cấp để đáp ứng việc triển khai các giao dịch còn lại như thay đổi thông tin, tạm ngừng/khôi phục hoạt động, chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh…

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2023

Chính phủ đã có Tờ trình số 224/TTr-CP ngày 15/5/2023 báo cáo Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

1. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT

Theo dự thảo, giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

Dự thảo nêu rõ, cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định.

Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT quy định.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Exit mobile version