10 công việc cần làm đối với doanh nghiệp mới thành lập

Một số thông tư hướng dẫn về thuế hiện hành:

1. Quản lý thuế

Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính  Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 16, Điều 19, Điều 21, Điều 22, Điều 28 của Thông tư số 156/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 16, Điều 23, Điều 31 Thông tư số 156/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 13, Điều 20, Điều 27, Điều 31, Điều 32, Điều 34, Điều 35, Điều 40, Điều 54, Điều 58.

Thông tư  92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 16, Điều 33, Điều 53 Thông tư số 156/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 32, Điều 34 Thông tư 156/2013 của Bộ Tài chính.

2. Thuế môn bài

Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài.

3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 7, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 14, Điều 15.

Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18.

Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 9, Điều 18.

Thông tư 193/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 bổ sung điểm h khoản 7 Điều 5.

Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 sửa đổi,bổ sung khổ thứ nhất Khoản 3 Điều 15.

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 6, Điều 19.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 18, Điều 20, Điều 23.

Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 14, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 23.

Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 bổ sung Điều 18.

5. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 111/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 2, Điều 26, Điều 30 Thông tư số 111/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư  92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 2, Điều 3,Điều 5, Điều 7, Điều 9, Điều 11, Điều 12, Điều 15, Điều 16, Điều 25.

6. Hóa đơn, chứng từ

Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị đinh 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4, Điều 16, Điều 27.

Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 14, Điều 16, điểm 2.4 Phụ lục 4.

Thông tư 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 39 của Bộ Tài chính.

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 6, Điều 8 Thông tư 195/2015 của Bộ Tài chính.

Thông tư 20/2017/TT-BTC ngày 6/3/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8.

8. Thuế nhà thầu

Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hienẹ nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.

9. Thuế Tài nguyên

Thông tư 152/2015/TT-BTC ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên.

10. Thuế Bảo vệ môi trường

Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài hướng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường.

Thông tư 60/2015/TT-BTC ngày 27/04/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC về thuế bảo vệ môi trường.

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Một số lưu ý doanh nghiệp mới thành lập nên biết

Một số lưu ý, sai sót thường gặp về khai thuế

Kê khai thuế đúng thời hạn phải kê khai theo từng sắc thuế đã quy định như: Khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động; thuế GTGT khai theo tháng chậm nhất là ngày 20 tháng sau, theo quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau; khai quyết toán năm thuế TNDN trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch …

Khi kê khai thuế GTGT các Doanh nghiệp thường không tránh được những sai sót như: làm tăng hoặc giảm số thuế phải nộp, làm tăng hoặc giảm số thuế được khấu trừ. Do vậy:

Khi tờ khai đã gửi đến cơ quan thuế mà phát hiện sai sót, nhưng vẫn còn trong hạn kê khai thì Doanh nghiệp chỉ cần lập lại tờ khai theo số liệu đã điều chỉnh đúng và nộp lại cho cơ quan thuế .

Khi tờ khai đã gửi đến cơ quan thuế mà phát hiện sai sót,  nhưng đã hết hạn kê khai thuế thì thực hiện  Khai bổ sung:

– Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.

– Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định.

Khai điều chỉnh làm thay đổi tiền thuế được khấu trừ thì:

– Nếu khai điều chỉnh làm tăng tiền thuế được khấu trừ thì ngoài việc làm KHBS lại tờ khai sai, phải ghi số tiền thuế tăng thêm ở chỉ tiêu 43 trên mẫu KHBS vào chỉ tiêu 38 của tờ khai tháng/quý hiện tại.

– Nếu khai điều chỉnh làm giảm tiền thuế được khấu trừ thì ngoài việc làm KHBS lại tờ khai sai, phải ghi số tiền thuế được khấu trừ giảm ở chỉ tiêu 43 trên mẫu KHBS vào chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng/quý hiện tại.

– Nếu khai điều chỉnh làm giảm tiền thuế được khấu trừ đồng thời làm tăng tiền thuế phải nộp thì ngoài việc làm KHBS lại tờ khai sai, phải ghi số tiền thuế được khấu trừ giảm ở chỉ tiêu 43 của tờ KHBS vào chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng/ quý hiện tại. Đồng thời nộp ngay số tiền thuế tăng thêm ở chỉ tiêu 40 và số tiền nộp chậm vào NSNN.

Đối với Thuế TNDN: Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính theo quý. Doanh nghiệp căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh để thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên cần chú ý:

– Nếu tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

– Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Một số lưu ý, sai sót thường gặp về hoá đơn

Thực hiện đăng ký phương pháp nộp thuế GTGT theo mẫu 06 đúng thời hạn quy định để được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp trực tiếp; trên cơ sở đó sẽ sử dụng hoá đơn tương ứng với phương pháp tính thuế (hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn trực tiếp).

– Đối với hoá đơn đầu ra:

Người nộp thuế phải lập hóa đơn và khai thuế giá trị gia tăng tại thời điểm hàng hóa đã bán và dịch vụ đã hoàn thành, kể cả trường hợp người mua chưa trả tiền.

Một số trường hợp sai sót khi lập hoá đơn:

+ Người nộp thuế lập hoá đơn không theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

+ Lập hoá đơn không đúng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

+ Lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt không đúng thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.

+ Không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần.

+ Không lập hoá đơn đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, biếu tặng.

+ Không lập hóa đơn và khai thuế giá trị gia tăng tại thời điểm thu tiền trước cho nhiều kỳ đối với hoạt động cho thuê tài sản (trường hợp này người nộp thuế có thể chọn khai thuế TNDN trong một kỳ hoặc phân bổ cho nhiều kỳ tương ứng).

 – Đối với hoá đơn đầu vào:

Để được khầu trừ thuế GTGT và khấu trừ vào chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN thì phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.

Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên đơn vị mua hàng sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp.

Nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên đơn vị mua hàng hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn hoặc mang tiền mặt nộp vào tài khoản của người bán đều không được coi là chuyển tiền qua ngân hàng và những hóa đơn mua hàng này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ trường hợp ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó sẽ không được khấu trừ; đồng thời không được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khí xác định thuế TNDN đối với phần vượt trên 1.6 tỷ đ đó.

Hóa đơn GTGT đầu vào bị mất phải gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số: BC21/AC đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời đề nghị công ty xuất hóa đơn photo lại liên 1 và xác nhận sao y bản chính của họ. Thực hiện nộp phạt hành chính theo quy định thì hoá đơn đó mới được coi là hóa đơn hợp lệ được khấu trừ thuế GTGT và khấu trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Người nộp thuế sử dụng hóa đơn bất hợp pháp  (hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hoá đơn giả, hoá đơn hết giá trị sử dụng), hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (hoá đơn có nội dung được ghi không có thực, hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên,…) để khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tính vào chi phí được trừ là vi phạm pháp luật về hóa đơn và pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp

– Một số trường hợp được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn như:

+ Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ;

+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế;

+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ;

+ Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn;

+ Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Một số lưu ý, sai sót thường gặp về sổ sách kế toán

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện  theo các quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Không được giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác và sổ sách kế toán.

– Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ theo quy định

– Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật kế toán.

– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành không được làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.

– Không được thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định

– Không được lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
– Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung kinh tế phát sinh.

– Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.

– Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán.

– Mở các loại sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình.

Trường hợp doanh nghiệp không mở và lưu trữ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn  hiện hành sẽ bị ấn định thuế khi cơ quan thuế thanh tra, kiếm tra.

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Miễn quyết toán khi chuyển đổi doanh nghiệp nếu kế thừa toàn bộ thuế

Công văn số 77930/CT-TTHT ngày 30/11/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc hướng dẫn nghĩa vụ thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (2 trang)

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 thông tư 151/2014/TT-BTC, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp mới kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp cũ thì được miễn khai quyết toán thuế tại thời điểm chuyển đổi, chỉ cần khai quyết toán năm.
  • Theo đó, trường hợp Công ty đăng ký chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV sang 2 TV trở lên mà Công ty mới kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của Công ty cũ thì được miễn quyết toán thuế tại thời điểm chuyển đổi.

Tuy nhiên, Công ty vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và nộp hồ sơ thuế theo đúng thời hạn quy định (Điều 42 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Lương tối thiểu vùng 2018 tăng khoảng 6%

Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 7/12/2017 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. (8 trang)

Theo Nghị định này, kể từ tháng 1/2018, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được điều chỉnh tăng như sau (trong ngoặc là số liệu tăng):

– Vùng I: từ 3.750.000 lên 3.980.000 đồng/tháng (230.000 đ);

– Vùng II: từ 3.320.000 lên 3.530.000 đồng/tháng (210.000 đ);

– Vùng III: từ 2.900.000 lên 3.090.000 đồng/tháng (190.000 đ);

– Vùng IV: từ 2.580.000 lên 2.760.000 đồng/tháng (180.000 đ).

Địa bàn vùng áp dụng mức lương tối thiểu 2018 cũng được điều chỉnh so với năm 2017 như sau:

Từ vùng II lên vùng I đối với thị xã Long Khánh (tỉnh Đồng Nai);

Từ vùng III lên vùng II, gồm: huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai); huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An); Thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam);

Từ vùng IV lên vùng III, gồm: huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam); huyện Lộc Ninh và Phú Riềng (tỉnh Bình Phước).

Từ vùng III xuống vùng IV đối với huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình)

Cần lưu ý đây là mức lương tối thiểu dành cho người lao động làm những công việc giản đơn, đối với người lao động phải qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương tối thiểu phải cộng thêm ít nhất 7%.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018, thay thế Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016.

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Miễn nộp mẫu 06/GTGT để đăng ký nộp thuế khấu trừ kể từ ngày 05/11/2017

  Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 12 thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại thông tư số 119/2014/TT-BT ngày 25/8/2014) và bãi bỏ khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (2 trang

 

Thông tư bãi bỏ các điều khoản yêu cầu nộp Thông báo mẫu 06/GTGT khi đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và khi chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT (từ khấu trừ sang trực tiếp hoặc ngược lại).

 

Theo đó, kể từ ngày 5/11/2017, các trường hợp thuộc diện tự nguyện đăng ký nộp thuế khấu trừ quy định tại khoản 3, 4 Điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi tại thông tư 119/2014/TT-BTC ) và các trường hợp muốn chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT đều không phải nộp Thông báo mẫu 06/GTGT.

Cơ quan Thuế sẽ xác định phương pháp tính thuế của doanh nghiệp căn cứ theo Hồ sơ khai thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 11 thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC ).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/11/2017.

Các trường hợp thuộc diện tự nguyện đăng ký nộp thuế khấu trừ quy định tại khoản 3, 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC bao gồm:
1. Doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm;
2. Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
3. Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng TSCĐ, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
4. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ;
5. Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

* Hiệu lực thi hành: Ngày 5 tháng 11 năm 2017

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Quy chế kiểm tra tài chính doanh nghiệp FDI

Quyết định số 1381/QĐ-BTC ngày 24/7/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế phối hợp kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách về tài chính doanh nghiệp tại các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài” (6 trang)

Quy chế này quy định về hình thức, nội dung phối hợp giữa Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan trong kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách về tài chính doanh nghiệp tại các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, Cục Tài chính doanh nghiệp (thuộc Bộ Tài chính) sẽ chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan như Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế, Vụ Đầu tư, Thanh tra Bộ Tài chính… để kiểm tra định kỳ hàng năm và kiểm tra đột xuất tình hình thực hiện chính sách tài chính tại các doanh nghiệp FDI.

Nội dung kiểm tra bao gồm 08 vấn đề sau:

1. Trị giá tài sản góp vốn của các bên (giá trị quyền sử dụng đất; giá trị tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…; tài sản cố định vô hình,…)

2. Việc sử dụng đúng mục đích về hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu.

3. Tình hình thực hiện các khoản nợ (vay ngân hàng, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp,…).

4. Trích lập, sử dụng các khoản dự phòng, khấu hao tài sản cố định, hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

5. Việc phân chia lợi nhuận đối với phần vốn góp của nhà nước trong tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Tình hình bảo toàn vốn góp của tổ chức kinh tế, dự án có vốn nhà nước.

7. Tình hình chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng dự án của các bên góp vốn trong doanh nghiệp.

8. Tình hình thực hiện các cam kết đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi về tài chính, hỗ trợ đầu tư (không bao gồm ưu đãi về thuế) sau khi dự án đi vào hoạt động.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Chính sách tài chính mới có hiệu lực trong tháng 7/2017

Hoa hồng bảo hiểm phi nhân thọ năm đầu tối đa là 40%; Bãi bỏ quy định về điều kiện kỹ thuật máy trò chơi điện tử có thưởng; Bổ sung quy định hướng dẫn hành nghề đại lý thuế; Sửa quy định sử dụng tờ khai hải quan… là một số chính sách tài chính mới, có hiệu lực trong tháng 7/2017.

Chủ tàu phải thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 38/2017/TT-BTC hướng dẫn thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên. Thông tư này áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế; chủ tàu biển Việt Nam có tàu biển hoạt động tuyến quốc tế; các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu xếp thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hồi hương.

Chi phí hồi hương thuyền viên sẽ do chủ tàu thanh toán, bao gồm: Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng; chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương; tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương; chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân và chi phí chăm sóc y tế cần thiết.

Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả chi phí hồi hương thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính để chi trả cho thuyền viên hồi hương thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho chủ tàu có trách nhiệm chi trả chi phí hồi hương thuyền viên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2017.

Hỗ trợ kinh phí với cơ sở giáo dục đại học công lập

Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017 và áp dụng kể từ kỳ tính thuế năm 2016, Thông tư 47/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/05/2017 đã hướng dẫn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.

Theo đó, Thông tư 47/2017/TT-BTC áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và thực hiện từ ngày 01/01/2016 cho đến hết thời gian thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.

Đối với các cơ sở giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động sau ngày 01/01/2016 thì thời gian thực hiện từ thời điểm được phê duyệt cho đến hết thời gian thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.

Tăng chế độ công tác phí với cán bộ, công viên chức

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2017/TT-BTC về chế độ công tác phí, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017, bãi bỏ Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 và có nhiều điểm mới quan trọng.

Theo quy định tại Thông tư, các mức công tác phí cụ thể như sau: Mức phụ cấp lưu trú trả cho người đi công tác là 200.000 đồng/ngày, tăng 50.000 đồng/ngày so mức cũ. Người làm việc ở đất liền được cử đi công tác trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú là 250.000 đồng/người/ngày (áp dụng cho cả những ngày đi, về trên biển, đảo). Mức cũ 200.000 đồng/ngày.

Tiền thuê phòng nghỉ theo hình thức khoán đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi công tác áp dụng từ 300 nghìn đến 450.000 đồng/ngày/người (tăng 100.000 so với các mức cũ). Tiền thanh toán phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế khi đi công tác, tiêu chuẩn áp dụng tại các thành phố lớn là 1 triệu đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng; tại các vùng còn lại được thanh toán 700.000 đồng/ngày/phòng (tăng 100.000 đồng so với mức cũ).

Chứng từ thanh toán công tác phí gồm: Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của nơi đến công tác; văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan phê duyệt; hóa đơn; bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán (áp dụng khi thanh toán khoán chi phí đi lại); hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).

Từ 1/7, áp dụng khung giá tính thuế tài nguyên mới

Thông tư số 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau vừa được Bộ Tài chính ban hành sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

Theo đó, giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4, còn giá tính thuế tài nguyên đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP.

Khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau, gồm: Khung giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản kim loại (Phụ lục I); khoáng sản không kim loại; sản phẩm của rừng tự nhiên (Phụ lục III); hải sản tự nhiên; nước thiên nhiên và yến sào thiên nhiên.

Căn cứ Khung giá tính thuế tài nguyên ban hành tại Thông tư này, UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên áp dụng tại địa phương.

Quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản

Để triển khai quy định của Luật Đấu giá tài sản (có hiệu lực từ 01/7/2017), ngày 12/5/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 45/2017/TT-BTC quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản.

Đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm: Người có tài sản đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của Luật đấu giá tài sản (trừ các trường hợp đấu giá tài sản do Hội đồng đấu giá tài sản được người có thẩm quyền thành lập thực hiện); tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 12 Điều 5 của Luật đấu giá tài sản; và các tổ chức cá nhân khác có liên quan.

Thông tư quy định mức thù lao tối thiểu: 1 triệu đồng/01 hợp đồng; mức thù lao tối đa được quy định tương ứng từng khung giá trị tài sản theo giá khởi điểm của một hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá thành được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư nhưng không vượt quá 300 triệu đồng/01 Hợp đồng…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017 và thay thế Thông tư số 335/2016/TT-BTC; bãi bỏ Điều 13 Thông tư số 48/2012/TT-BTC.

Hoa hồng bảo hiểm phi nhân thọ năm đầu tối đa là 40%

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Thông tư quy định DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm thực hiện một hoặc một số nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm để mang lại dịch vụ cho DNBH, chi nhánh nước ngoài.

Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ dao động từ 2 – 40% tùy từng loại bảo hiểm và thời hạn áp dụng. Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm, tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ là 20%. Đối với các sản phẩm bảo hiểm khác ngoài các nghiệp vụ quy định tại khoản này, có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017.

Đã có quy định hướng dẫn kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 53/2017/TT-BTC khi bắt đầu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (KDDVMBN) và trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp KDDVMBN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2016/NĐ-CP, tương ứng với từng loại hình KDDVMBN và phải thực hiện công bố công khai việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện KDDVMBN về vốn, quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động KDDVMBN, quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ tại trụ sở chính và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Thông tư còn hướng dẫn các quy định đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/7/2017. Đối với các doanh nghiệp KDDVMBN kinh doanh trước ngày Nghị định số 69/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì chậm nhất vào ngày 1/7/2017, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định tại Nghị định số 69 và hướng dẫn tại Thông tư này. Đồng thời hoàn thiện các tài liệu chứng minh và công bố công khai việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ tại trụ sở chính và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Trước ngày 1/7/2017, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh mua bán nợ và phải báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sử dụng ngân sách cho hoạt động an ninh trật tự, an toàn xã hội

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2017/TT-BTC quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Thông tư này quy định chi tiết việc lập, phân bổ dự toán, tổ chức thu, chi ngân sách và kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thuộc nhiệm vụ của Bộ Công an. Về tổ chức thu ngân sách nhà nước, Thông tư nêu rõ, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước phải tổ chức thu theo quy định của pháp luật đối với từng khoản thu và hướng dẫn của Bộ Tài chính về công tác thu, nộp ngân sách nhà nước.

Cụ thể, thu phí và lệ phí: Thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thu thanh lý tài sản nhà nước, thu từ bán tài sản gắn liền với đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đất đai, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thu xử phạt vi phạm hành chính: Thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/7/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2017.

Sửa đổi quy định sử dụng tờ khai hải quan

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 120/2015/TT-BTC quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh.

Theo đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung nhiều điều, khoản của Thông tư số 120/2015/TT-BTC. Cụ thể, điểm c khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 120/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung thành “Có hàng hóa phải nộp thuế: Rượu từ 20 độ trở lên vượt trên 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ vượt trên 2 lít hoặc đồ uống có cồn, bia vượt trên 3 lít; thuốc lá điếu vượt trên 200 điếu hoặc xì gà vượt trên 20 điếu hoặc thuốc lá sợi vượt trên 250 gam; các vật phẩm khác có tổng trị giá trên 10.000.000 đồng Việt Nam”.

Tiết d.3 điểm d khoản 1 Điều 4 về quy định việc khai trên tờ khai hải quan được sửa đổi, bổ sung như sau: Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300 gam trở lên; người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: Nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác có tổng khối lượng từ 300 gam trở lên…

Thông tư này cũng sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 4 Điều 6 về trách nhiệm Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2017, đồng thời bãi bỏ Quyết định số 2181/QĐ-BTC về việc đính chính Thông tư số 120/2015/TT-BTC./.

Bổ sung một số quy định hướng dẫn hành nghề đại lý thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 51/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 117/2012/TT-BTC hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Theo quy định của Thông tư, trước khi hoạt động, đại lý thuế phải lập một bộ hồ sơ đề nghị cấp “Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế” gửi Cục Thuế nơi đại lý thuế đóng trụ sở chính. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản chụp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các nhân viên đại lý thuế (có xác nhận của đại lý thuế).

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Thuế kiểm tra đối chiếu thông tin đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày ký “Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế” cho đại lý thuế, Cục Thuế đăng tải công khai danh sách đại lý thuế đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế trên Trang thông tin điện tử của Cục Thuế và gửi thông tin qua mạng giao dịch nội bộ ngành thuế cho Tổng cục Thuế để đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Thông tư cũng bổ sung quy định miễn một số môn thi với một số đối tượng là công chức thuế, viên chức thuế có ngạch công chức, viên chức từ chuyên viên thuế, kiểm tra viên cao đẳng thuế, giảng viên trở lên và có thời gian công tác trong ngành thuế từ 3 năm trở lên khi thôi công tác trong ngành thuế (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2017. Những hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế hoặc hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, hoặc hồ sơ xét cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo Thông tư số 117/2012/TT-BTC.

Bãi bỏ quy định về điều kiện kỹ thuật máy trò chơi điện tử có thưởng

Ngày 02/06/2017, Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 57/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Nội dung nổi bật của Thông tư này là bãi bỏ quy định về điều kiện kỹ thuật máy trò chơi điện tử có thưởng.

Trước đây, Thông tư số 11/2014/TT-BTC quy định những yêu cầu nghiêm ngặt về phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi của máy trò chơi điện tử có thưởng. Ngoài ra, Thông tư mới này cũng yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho xuyên toàn bộ hoạt động trong điểm kinh doanh 24/24h. Đặc biệt, hình ảnh camera tại các vị trí phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày ghi hình.

Trong trường hợp cần thiết, thời gian lưu trữ có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Về phí cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, Thông tư quy định mức phí là 150 triệu đồng với trường hợp cấp, gia hạn và 20 triệu đồng với trường hợp cấp lại, điều chỉnh. Các khoản phí này đều là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/07/2017.

Hỗ trợ tài chính cho tổ chức sử dụng lao động dân tộc thiểu số

Theo thông tư số 58/2017/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ tài chính từ năm tài chính 2017.

Theo Thông tư, những đối tượng này sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại. Cụ thể, người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo hỗ trợ mức tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học. Người dân tộc thiểu số mức tối đa là 3 triệu đồng/người/khóa học. Đồng thời, hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học, tiền đi lại là 200.000 đồng/ người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Trường hợp người học là người dân tộc thiểu số cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tiền đi lại là 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên. Riêng đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chỉ được hưởng chính sách cao nhất.

Đối với chính sách hỗ trợ về bảo hiểm thì ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ nộp thay cho các đơn vị sử dụng lao động tối đa 5 năm đối với một người lao động. Việc hỗ trợ bảo hiểm được thực hiện đối với lao động là người dân tộc thiểu số được đơn vị sử dụng lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Thông tư này áp dụng từ năm tài chính 2017.

Theo Thoibaotaichinh

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Quy định mới về Đăng ký thuế giảm nhiều thủ tục cho doanh nghiệp

Việc ban hành thông tư số 95/2016/TT-BTC giúp cho người nộp thuế thuận lợi trong việc đăng ký thuế, giảm chi phí và thủ tục hành chính trên cơ sở quy định rõ hơn nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh, đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức, trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.

Một trong những điểm mới nổi bật của Thông tư số 95/2016/TT-BTC bao gồm:

  • Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh: Trước đây, thông tư 80/2012/TT-BTC quy định phạm vi điều chỉnh đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tại Điều 1 và các điều khoản quy định khác chưa thống nhất dẫn đến áp dụng không rõ ràng, đồng nhất. Vì vậy, để khắc phục việc quy định chưa thống nhất với quy định của Luật Doanh nghiệp trước đây, thông tư số 95/2016/TT-BTC bổ sung quy định nhằm xác định rõ phạm vi điều chỉnh của thông tư, đồng thời quy định phạm vi điều chỉnh đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp. Trường hợp Luật doanh nghiệp không có quy định mà Luật quản lý thuế có quy định thì doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của Thông tư này đảm bảo các quy định về đăng ký doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp không bị chồng chéo với quy định đăng ký thuế của Luật quản lý thuế và dễ tra cứu khi áp dụng.
  • Thứ hai, quy định chi tiết, cụ thể hơn đối tượng áp dụng: Thông tư đã phân định đối tượng áp dụng theo sáu nhóm đối tượng là: nhóm nộp thuế; nhóm được ủy nhiệm thu; nhóm người phụ thuộc; nhóm cơ quan thuế; nhóm cơ quan hải quan; nhóm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • Thứ ba, quy định chi tiết về cấp và sử dụng mã số thuế: Thông tư quy định Người nộp thuế được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động.

– Đối với cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp MST để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN. MST cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là MST của cá nhân khi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. MST cấp cho hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh là MST cấp cho cá nhân là đại diện hộ kinh doanh.

– Người nộp thuế sử dụng MST để khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau. Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.

  • Thứ tư, quy định rõ hơn quy trình, thủ tục và các bước đăng ký thuế, nhờ đó tạo thuận lợi và giúp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký thuế nắm và hiểu rõ hơn quy trình, thủ tục và các bước thực hiện đăng ký thuế, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong quản lý thuế nói chung, đăng ký thuế nói riêng.
  • Thứ năm, quy định chi tiết và thống nhất về chấm dứt hiệu lực mã số thuế và khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp: Trước đây, chưa có quy định người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất, nhập khẩu với cơ quan hải quan khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, dẫn đến khi cơ quan thuế đóng mã số thuế thì người nộp thuế chưa hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Vì vậy, Thông tư số 95/2016/TT-BTC bổ sung vào hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế phải có văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan trong trường hợp đơn vị có hoạt động xuất, nhập khẩu.

Về khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp: Để phù hợp với Nghị định số 78/2015/NĐ-CP có quy định khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tư số 95/2016/TT-BTC đã bổ sung quy định về khôi phục mã số thuế cho cả doanh nghiệp và tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh để thống nhất với các quy định này.

  • Thứ sáu, quy định rõ ràng về trạng thái MST của NNT: Trạng thái mã số thuế phản ánh tình hình hoạt động của người nộp thuế đang theo dõi tại cơ quan thuế. Đây là một trong những thông tin đã công khai nhưng chưa được pháp lý hóa. Ngoài ra, tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 23/2/2016 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính đã quy định danh mục các trạng thái hoạt động của doanh nghiệp đang theo dõi của 2 cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế để thống nhất thông tin về doanh nghiệp, vì vậy, thông tư số 95/2016/TT-BTC bổ sung quy định danh mục trạng thái mã số thuế của người nộp thuế.
  • Thứ bảy, quy định về người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (NNT bỏ địa chỉ kinh doanh):

Trước đây đã có quy định cơ quan thuế phải thực hiện xác minh khi người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế nhưng không khai báo với cơ quan thuế. Tuy nhiên, việc quy định này chưa quy định đầy đủ các trường hợp để xác minh người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ.

Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là một trạng thái mã số thuế của người nộp thuế (phản ánh tình trạng vi phạm của người nộp thuế), là một trong những thông tin công khai theo quy định của Luật quản lý thuế. Trước đây các trường hợp này đều được quy định là cơ sở bỏ địa chỉ kinh doanh, nhưng quy định này chưa thật sự phù hợp với thực tiễn, vì vậy cần có quy định pháp lý rõ ràng để người nộp thuế biết được trong trường hợp nào thì bị cơ quan thuế thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, quy trình xử lý của cơ quan thuế liên quan đến hành vi vi phạm này. Thông tư số 95/2016/TT-BTC đã dành hẳn Điều 19 để quy địnhvề NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Theo đó, đã quy định các trường hợp cơ quan thuế thực hiện xác minh thực tế để xác định người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ, đồng thời cung quy định rõ trình tự, thời gian, thủ tục các bước tiến hành, từ việc thông báo cho NNT đến việc phối hợp với chính quyền địa phương trong việc kiểm tra xác minh thực tế hoạt động kinh doanh của NNT trên địa bàn… Ngoài ra, thông tư còn quy định cơ quan thuế phải phối hợp cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

  • Thứ tám, quy định các trường hợp công khai thông tin đăng ký thuế của NNT: Trước đây, chưa có quy định về việc công khai thông tin đăng ký thuế, nhưng trên thực tế cơ quan thuế đã thực hiện công khai một số thông tin đăng ký thuế trên trang thông tin điện tử ngành thuế, vì vậy, Thông tư đã bổ sung quy định về công khai thông tin đăng ký thuế để tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. CQT thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của NNT trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong các trường hợp như: NNT ngừng hoạt động, đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế; NNT ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực; NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; NNT được khôi phục MST. Các thông tin công khai bao gồm: Tên, MST, địa chỉ, trạng thái MST, lý do chi tiết trong trường hợp NNT ở trạng thái MST, ngày hiệu lực của thông tin thay đổi.

Với những điểm mới trong Thông tư số 95/2016/TT-BTC được thực hiện từ ngày 12/08/2016 sẽ góp phần tạo sự minh bạch, rõ ràng trong việc thực hiện đăng ký thuế, tạo thuận lợi cho DN phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Điểm mới Thông tư 133/2016/TT-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 26/8/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 30/9/2006.

Theo đó, Thông tư 133/2016/TT-BTC có nhiều điểm mới đáng chú ý về chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

  • Đổi mới cách tiếp cận chính sách.
  • Đề cao tính khả thi áp dụng trong thực tế doanh nghiệp.
  • Tách biệt kế toán và thuế, hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành doanh nghiệp.
  • Kế toán không phải là câu chuyện Nợ – Có, cần tách biệt kỹ thuật ghi chép trên sổ kế toán và kỹ thuật trình bày báo cáo tài chính.
  • Coi trọng bản chất hơn hình thức và tên gọi giao dịch.
  • Tiếp cận gần hơn thông lệ và Chuẩn mực quốc tế.

Ngoài ra, Thông tư 133/2016/TT-BTC (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017) còn có nhiều nội dung thay đổi về mặt nội hàm khác. 

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Một số điểm mới về quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng

Ngày 29/06/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. Theo đó,Thông tư số 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về việc quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế cho hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể việc hoàn trả số tiền thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật quản lý thuế.

Thông tư số 99/2016/TT-BTC gồm 5 chương và 32 điều, quy định chi tiết nguyên tắc quản lý hoàn thuế GTGT, quản lý kinh phí hoàn thuế GTGT, đồng thời, cũng quy định rất rõ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT; quản lý kinh phí hoàn thuế GTGT. Đặc biệt, Thông tư quy định rất chi tiết quy trình giải quyết hoàn thuế GTGT từ khâu lập, gửi hồ sơ, tiếp nhận, phân loại hồ sơ; xác định số thuế được hoàn cũng như quy định về việc bù trừ số thuế được hoàn với số thuế còn nợ; công khai thông tin giải quyết hoàn thuế… Quy định này giúp cho Người nộp thuế nắm rõ được trình tự các việc phải thực hiện khi làm hồ sơ hoàn thuế và qua đó cũng giám sát được việc giải quyết của cơ quan thuế, công chức thuế.

Ngoài phần quy định về việc quản lý, giải quyết, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quan lý hoàn thuế GTGT, Thông tư còn có một số quy định mới liên quan đến Người nộp thuế, các quy định mới này đều theo hướng rất rõ ràng, minh bạch và tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đó là:

– Về tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế: Ngoài hình thức truyền thống là nộp hồ sơ trực tiếp và gửi qua bưu chính thì Thông tư có quy định mới về việc tiếp nhận hồ sơ điện tử. Theo đó NNT có thể gửi hồ sơ cho cơ quan thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Đối với các hồ sơ gửi điện tử thì quyết định hoàn thuế cũng được cơ quan thuế gửi cho Người nộp thuế theo đường điện tử.

– Về việc giải trình bổ sung thông tin: Thông tư có quy định rõ trường hợp thông tin liên quan đến xác định số thuế giá trị gia tăng được hoàn thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước đã có quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác với cơ quan thuế thì cơ quan thuế không được yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.

– Về công khai thông tin giải quyết hoàn thuế: Thông tư quy định cơ quan thuế công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về từng thời điểm liên quan đến quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến việc giải trình, bổ sung và ban hành thông báo, quyết định giải quyết hoàn thuế; đồng thời quy định người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử được tra cứu thông tin về việc giải quyết hoàn thuế của cơ quan thuế.

Thông tư số 99/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 8 năm 2016; các hồ sơ đề nghị hoàn thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 99/2016/TT-BTC đã nộp cơ quan thuế trước thời điểm Thông tư 99/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành, đáp ứng điều kiện, trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế và cơ quan thuế đang giải quyết hoàn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, chưa ban hành quyết định hoàn thuế thì áp dụng quy định về giải quyết hoàn thuế trước thời điểm Thông tư 99/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành.

Theo TCT

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Tổng cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2018 cho doanh nghiệp mới thành lập

Tổng cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2018 cho DN khởi nghiệp

Để giúp cho các Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc thực hiện quyết toán thuế TNCN, đề nghị các Doanh nghiệp tham khảo một số nội dung cơ bản liên quan đến Doanh nghiệp khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2018

 

HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN

CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

Để giúp cho các Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc thực hiện quyết toán thuế TNCN, đề nghị các Doanh nghiệp tham khảo một số nội dung cơ bản liên quan đến Doanh nghiệp khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2018, cụ thể như sau:

I. Các văn bản hiện hành về thuế TNCN áp dụng cho năm 2018:

– Luật số 04/2007/QH12, Luật số 26/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13

– Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP

– Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính .

– Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính

– Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

– Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính.

– Thông tư số 128/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

II. Một số nội dung liên quan đến Doanh nghiệp thực hiện Quyết toán thuế TNCN:

1. Doanh nghiệp phải quyết toán thuế TNCN:

 Doanh nghiệp trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

Như vây, nếu Doanh nghiệp đã trả thu nhập cho Người lao động trong năm thì dù có phát sinh số thuế TNCN phải nộp hay không cũng phải Quyết toán thuế TNCN. 

2. Doanh nghiệp không phải khai quyết toán thuế TNCN:

– Các Doanh nghiệp không phát sinh chi trả thu nhập từ tiền lương tiền công cho Người lao động thì không phải quyết toán thuế TNCN

– Doanh nghiệp trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì Doanh nghiệp không thực hiện quyết toán thuế TNCN, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.

3. Ủy quyền quyết toán thuế TNCN

3.1. Cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế qua doanh nghiệp trả thu nhập gồm:

– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp cá nhân làm việc không đủ 12 tháng trong năm tại tổ chức, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ đủ thuế 10% mà cá nhân đó không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

– Trường hợp Doanh nghiệp trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì Doanh nghiệp trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp trả thu nhập chỉ thực hiện nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ doanh nghiệp trả thu nhập (trừ trường hợp các doanh nghiệp trong năm có chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và trường hợp người lao động điều chuyển giữa các Doanh nghiệp trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ – con, Trụ sở chính và chi nhánh).

– Cá nhân được Doanh nghiệp sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện),bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

– Cá nhân ủy quyền cho Doanh nghiệp trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC , kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

3.2. Doanh nghiệp cần biết các cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN:

– Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền quy định tại điểm 1 nêu trên nhưng đã được Doanh nghiệp trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho Doanh nghiệp trả thu nhập (trừ trường hợp Doanh nghiệp trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại doanh nghiệp đó.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.

– Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).

– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp trả thu nhập có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người lao động thuộc diện phải QTT nếu không thuộc diện ủy quyền cho Doanh nghiệp quyết toán thay thì thực hiện quyết toán thuế trực tiếp với Cơ quan thuế.

4. Thủ tục hồ sơ quyết toán thuế TNCN của Doanh nghiệp

4.1. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN: Hồ sơ khai QTT TNCN năm 2018 thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm b.2.1, Khoản 2, Điều 21; Khoản 6, Khoản 7, Điều 24; Phụ Lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC:

Doanh nghiệp trả thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân Mẫu số 05/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Bảng kê mẫu số 05-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Bảng kê mẫu số 05-2/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Bảng kê mẫu số 05-3/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Lưu ý:

– Tại bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN và 05-2/BK-QTT-TNCN phải đảm bảo 100% NNT có mã số thuế.

– Các Doanh nghiệp trả thu nhập khi kê khai quyết toán thuế điền đầy đủ các thông tin sau: địa chỉ chính xác để liên hệ, số điện thoại và địa chỉ email.

– Không khấu trừ số thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài khi kê khai quyết toán tại qua cơ quan chi trả thu nhập.

4.2. Nơi nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ QTT TNCN năm 2018 đối với TCTTN từ tiền lương, tiền công thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ QTT TNCN tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý, cụ thể:

– Doanh nghiệp là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại CQT trực tiếp quản lý Doanh nghiệp.

4.3. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế

– Doanh nghiệp chi trả thu nhập phải quyết toán theo năm dương lịch thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2018 chậm nhất là ngày 31/03/2019.

– Doanh nghiệp trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản

4.4. Thời hạn nộp tiền thuế: Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế.

4.5. Khai và nộp Hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2018 bằng phương thức điện tử.

Doanh nghiệp trả thu nhập có sử dụng chữ ký số: Sử dụng phần mềm HTKK hoặc iHTKK để thực hiện việc khai hồ sơ quyết toán. Truy cập vào cổng thông tin điện tử: http://www.nhantokhai.gdt.gov.vn để gửi hồ sơ quyết toán thuế cho CQT .

III. Một sô nội dung lưu ý khi xác định số thuế TNCN đối với thu nhập là tiền lương, tiền công.

1. Căn cứ tính thuế đối với Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế + Thuế suất

 

 Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

 

 Biểu thuế suất thuế TNCN theo Điều 22 Luật Thuế TNCN:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

 

1.1. Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013; Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính;

Doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung sau:

Thu nhập chịu thuế phải quyết toán năm 2018 là tổng thu nhập từ tiền lương tiền công mà cá nhân thực nhận từ 01/01/2018 đến 31/12/2018.

– Đối với khoản tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.

– Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

– Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuế nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế được tổng hợp tại Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (tham khảo thêm thông tin tại Công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/4/2014 của Tổng Cục Thuế)

1.2. Các khoản giảm trừ:

 Các khoản giảm trừ được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung sau:

– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân:

 Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập thì lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

– Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, cụ thể một số nội dung cần lưu ý như sau:

Người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2014/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm 2017, kể cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp MST.

Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

– Điều kiện để xác định người khuyết tật, không có khả năng lao động là người phụ thuộc:

 Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính là những người thuộc diện điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo và không có khả năng lao động.(thảm khảo thêm thông tin tại Công văn số 6383/BTC-TCT ngày 18/5/2015 của Bộ Tài chính về việc xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế thu nhập cá nhân)

2. Cách tính Thu nhập tính thuế bình quân tháng

Thu nhập tính thuế bình quân tháng  được xác định bằng tổng thu nhập cả năm (12 tháng) trừ (-) tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng, cụ thể như sau:

Thu nhập tính thuế bình quân tháng = Tổng thu nhập chịu thuế Tổng các khoản giảm trừ
12    tháng

 

Ví dụ: Năm 2018, Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập trong 06 tháng đầu năm là 20 triệu đồng/tháng; trong 06 tháng cuối năm Ông A có phát sinh thu nhập của 05 tháng là 10 triệu đồng/tháng và có 01 tháng không phát sinh thu nhập. Trong năm 2018 Ông A có tính giảm trừ cho bản thân và 01 người phụ thuộc ngoài ra không có khoản thu nhập nào khác. Như vậy, nếu cuối năm Ông A thuộc diện QTT thì thu nhập tính thuế bình quân tháng trong năm 2018 được xác định như sau:

Tổng thu nhập chịu thuế năm 2018: (20 triệu đồng x 6 tháng) + (10 triệu đồng x 5 tháng) = 170 triệu đồng.

Tổng các khoản giảm trừ năm 2018: (9 trđ + 3,6 tr đ) x 12 tháng = 151,2 tr đ.

Thu nhập tính thuế năm 2018: 170 tr đ  – 151,2 tr đ = 18,8 triệu đồng

Thu nhập tính thuế bình quân tháng năm 2018: 18,8 tr đ: 12 tháng = 1,57 tr đ.

Như vậy là thuộc bậc 1: = Thu nhập tính thuế * 5% = 1.570.000 đồng * 5% = 78.500 đồng

=> Thuế TNCN phải nộp cả năm = 78.500 x 12 tháng = 942.000 đ

Trường hợp cá nhân cư trú là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập thì nghĩa vụ thuế TNCN được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc Hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng).

Ví dụ: Năm 2018, ông D là công dân của Nhật Bản đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 05/3/2018 theo Hợp đồng làm việc tại Công ty X, đến ngày 25/11/2018 ông D kết thúc Hợp đồng làm việc tại Công ty X và rời Việt Nam. Hàng tháng ông D nhận được tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công (từ công ty tại Việt Nam và tại Nhật Bản trả) là 70 triệu đồng/tháng. Ông D không kê khai người phụ thuộc. Từ ngày 05/3/2018 đến 25/11/2018, ông D có mặt tại Việt Nam là 265 ngày: Như vậy, năm 2018 ông D là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Trước khi rời Việt Nam ngày 25/11/2018, ông D thực hiện quyết toán thuế TNCN tại Việt Nam như sau:

 Tổng thu nhập chịu thuế năm 2018: 70 triệu đồng x 9 tháng = 630 triệu đồng

Khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân ông D năm 2018: 9 triệu đồng x 9 tháng = 81 triệu đồng.

Thu nhập tính thuế năm 2018: 630 triệu đồng – 81 triệu đồng = 549 triệu đồng

Thu nhập tính thuế bình quân tháng năm 2018: 549 tr ồng: 9 tháng = 61 tr đồng.

Một số thông tư hướng dẫn về thuế hiện hành

1. Quản lý thuế

Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính  Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 16, Điều 19, Điều 21, Điều 22, Điều 28 của Thông tư số 156/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 16, Điều 23, Điều 31 Thông tư số 156/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 13, Điều 20, Điều 27, Điều 31, Điều 32, Điều 34, Điều 35, Điều 40, Điều 54, Điều 58.

Thông tư  92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 16, Điều 33, Điều 53 Thông tư số 156/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 32, Điều 34 Thông tư 156/2013 của Bộ Tài chính.

2. Thuế môn bài

Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài.

3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 7, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 14, Điều 15.

Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18.

Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 9, Điều 18.

Thông tư 193/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 bổ sung điểm h khoản 7 Điều 5.

Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 sửa đổi,bổ sung khổ thứ nhất Khoản 3 Điều 15.

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 6, Điều 19.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 18, Điều 20, Điều 23.

Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 14, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 23.

Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 bổ sung Điều 18.

5. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 111/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 2, Điều 26, Điều 30 Thông tư số 111/2013 của Bộ Tài chính.

Thông tư  92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 2, Điều 3,Điều 5, Điều 7, Điều 9, Điều 11, Điều 12, Điều 15, Điều 16, Điều 25.

6. Hóa đơn, chứng từ

Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị đinh 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4, Điều 16, Điều 27.

Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 14, Điều 16, điểm 2.4 Phụ lục 4.

Thông tư 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 39 của Bộ Tài chính.

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 6, Điều 8 Thông tư 195/2015 của Bộ Tài chính.

Thông tư 20/2017/TT-BTC ngày 6/3/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8.

8. Thuế nhà thầu

Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hienẹ nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.

9. Thuế Tài nguyên

Thông tư 152/2015/TT-BTC ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên.

10. Thuế Bảo vệ môi trường:

Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài hướng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường.

Thông tư 60/2015/TT-BTC ngày 27/04/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC về thuế bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu các yếu tố trước khi thành lập doanh nghiệp

1. Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp:

Một số loại hình doanh nghiệp mà bạn cần nghiên cứu để lựa chọn loại hình phù hợp nhất khi khởi nghiệp, đó là:

1. 1 Công ty TNHH: Gồm

– Công ty TNHH hai thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Công ty TNHH một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Để biết biết chi tiết các quy định về Công ty TNHH, tham khảo các quy định của Chương III – Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội.)

1.2 Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Để biết biết chi tiết các quy định về Công ty Cổ phân, tham khảo các quy định của Chương V – Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội.)

1.3 Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Để biết biết chi tiết các quy định về Doanh nghiệp tư nhân, tham khảo các quy định của Chương VII – Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội.)

2. Lựa chọn đặt tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên doanh nghiệp phải ðýợc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, vãn phòng ðại diện, ðịa ðiểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải ðýợc in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sõ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Để biết biết chi tiết cách đặt tên của DN, tham khảo quy định tại điều 38, 39,40 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội.)

3.  Đặt địa chỉ trụ sở công ty :

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4. Lựa chọn Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Tuy nhiên, Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thê kinh doanh.

  • Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp,  người thành lập doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:
  • Danh mục ngành nghề kinh doanh có mã ngành
  • Ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
  • Ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5. Vấn đề vốn điều lệ:

Vốn điều lệ “ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”

Hiện nay, chưa có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và  khi góp vốn bằng tiền  phải nộp qua tài khoản ngân hàng.

6. Xác định thành viên hoặc cổ đông góp vốn

Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty

7. Lựa chọn Người đại diện theo pháp luật

“Người đại diện theo pháp luật” của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 – Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Ðiều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài bao gồm cả kiều bào nhưng phải thường trú tại Việt Nam tức là phải có thẻ thường trú tại Việt Nam

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại

Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam

Để biết biết chi tiết, tham khảo quy định tại điều 13, 14 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội.)

Mục lục ngân sách

– Chương của người nộp thuế có thể tra cứu tại Trang thông tin điện tử: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

– Bảng mục lục ngân sách các loại thuế, lệ phí.

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng từ năm 2017 thực hiện theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 12/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục Ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 4/2/2017

Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo Phụ lục II kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về hoá đơn

1. Đối với hoá đơn đầu ra

– Nguyên tắc lập hóa đơn:

+Doanh nghiệp  chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo quy định của văn bản pháp luật về hóa đơn

+ Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuấ).

+ Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

+ Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

 – Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

+ Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

+ Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế  thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

+ Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Để biết thêm chi tiết về cách lập hóa đơn, đề nghị tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính(file đính kèm)

– Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức: Ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn; Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hoá đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hoá đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Hoặc người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.

– Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ đấy đủ 3 lên hóa đơn lập sai.

– Nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp  theo mẫu số 3.8 Phụ lục 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn

Để biết thêm chi tiết về cách lập hóa đơn, đề nghị tham khảo hướng dẫn tại Điều 16,18,19  Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

–  Việc lập khống hoá đơn; cho hoặc bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hoá đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hoá đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hoá, dịch vụ khác là sử dụng bất hợp pháp hoá đơn.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo hướng dẫn tại điều 23 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

2. Đối với hóa đơn đầu vào:

– Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh, đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế…  Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp nêu trên là hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng); Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn. Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.

Để biết thêm chi tiết, đề nghị tham khảo hướng dẫn tại điều 25 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

–  Việc sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng là sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá đơn. Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo quy định, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành. Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo hướng dẫn tại điều 22 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

 – Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và khấu trừ chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì các hoá đơn phải hội đủ các điều kiện sau:

+ Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Để biết thêm chi tiết, đề nghị tham khảo hướng dẫn tại khoản 10, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính

3. Tra cứu thông tin hóa đơn

Để tra cứu thông tin về hóa đơn không còn giá trị sử dụng, hóa đơn đã phát hành, doanh nghiệp có thể truy cập website: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

Mẫu giấy nộp tiền thuế, giấy điều chỉnh chứng từ nộp tiền thuế

– Mẫu giấy nộp tiền vào NSNN: C1-02/NS

– Mẫu điều chỉnh: C1-11/NS (áp dụng khi doanh nghiệp có sai sót khi sau khi đã nộp tiền thuế)

Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/06/2016 của  Bộ Tài chính.

Hướng dẫn nộp thuế điện tử

– Người nộp thuế thực hiện giao dịch nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, qua tổ chức T-VAN phải được cơ quan thuế chấp nhận đãng ký giao dịch thuế điện tử.

– Lập chứng từ nộp thuế điện tử:

Người nộp thuế truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, lập chứng từ nộp thuế điện tử, ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp thuế điện tử qua tổ chức T-VAN, ngay khi người nộp thuế ký điện tử và gửi chứng từ nộp thuế điện tử, tổ chức T-VAN phải ký điện tử và chuyển chứng từ nộp thuế điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp thuế điện tử

Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận, kiểm tra và gửi thông báo để xác nhận đã nhận chứng từ nộp thuế điện tử của người nộp thuế hoặc thông báo lý do không nhận chứng từ nộp thuế điện tử gửi cho người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế sử dụng dịch vụ T-VAN, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo xác nhận đã nhận chứng từ nộp thuế điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN để gửi cho người nộp thuế.

Nếu chứng từ nộp thuế điện tử hợp lệ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện ký điện tử bằng chữ ký số của Tổng cục Thuế lên chứng từ nộp thuế điện tử và gửi đến ngân hàng.

Trường hợp thông tin trên chứng từ nộp thuế điện tử không hợp lệ hoặc hợp lệ nhưng không đủ điều kiện trích nợ, ngân hàng thông báo về việc nộp thuế của người nộp thuế chưa thành công, gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Trường hợp thông tin trên chứng từ nộp thuế điện tử hợp lệ, đủ điều kiện trích nợ, ngân hàng thực hiện trích nợ tài khoản của người nộp thuế theo thông tin trên chứng từ nộp thuế điện tử và thông báo về việc nộp thuế thành công, đồng gửi kèm chứng từ nộp thuế điện tử (có chữ ký số của ngân hàng) cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản, ngân hàng nơi Kho bạc nhà nước có tài khoản thu ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế có trách nhiệm đối chiếu, xử lý sai sót (nếu có) đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nộp thuế điện tử.

Một số lưu ý, sai sót thường gặp về khai thuế

Kê khai thuế đúng thời hạn phải kê khai theo từng sắc thuế đã quy định như: Khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động; thuế GTGT khai theo tháng chậm nhất là ngày 20 tháng sau, theo quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau; khai quyết toán năm thuế TNDN trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch…

Khi kê khai thuế GTGT các Doanh nghiệp thường không tránh được những sai sót như: làm tăng hoặc giảm số thuế phải nộp, làm tăng hoặc giảm số thuế được khấu trừ. Do vậy:

Khi tờ khai đã gửi đến cơ quan thuế mà phát hiện sai sót, nhưng vẫn còn trong hạn kê khai thì Doanh nghiệp chỉ cần lập lại tờ khai theo số liệu đã điều chỉnh đúng và nộp lại cho cơ quan thuế .

Khi tờ khai đã gửi đến cơ quan thuế mà phát hiện sai sót,  nhưng đã hết hạn kê khai thuế thì thực hiện khai bổ sung:

– Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.

– Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định.

Khai điều chỉnh làm thay đổi tiền thuế được khấu trừ thì:

– Nếu khai điều chỉnh làm tăng tiền thuế được khấu trừ thì ngoài việc làm KHBS lại tờ khai sai, phải ghi số tiền thuế tăng thêm ở chỉ tiêu 43 trên mẫu KHBS vào chỉ tiêu 38 của tờ khai tháng/quý hiện tại.

– Nếu khai điều chỉnh làm giảm tiền thuế được khấu trừ thì ngoài việc làm KHBS lại tờ khai sai, phải ghi số tiền thuế được khấu trừ giảm ở chỉ tiêu 43 trên mẫu KHBS vào chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng/quý hiện tại.

– Nếu khai điều chỉnh làm giảm tiền thuế được khấu trừ đồng thời làm tăng tiền thuế phải nộp thì ngoài việc làm KHBS lại tờ khai sai, phải ghi số tiền thuế được khấu trừ giảm ở chỉ tiêu 43 của tờ KHBS vào chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng/quý hiện tại. Đồng thời nộp ngay số tiền thuế tăng thêm ở chỉ tiêu 40 và số tiền nộp chậm vào NSNN.

Đối với Thuế TNDN: Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính theo quý. Doanh nghiệp căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh để thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên cần chú ý:

– Nếu tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

– Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Một số lưu ý, sai sót thường gặp về hoá đơn

Thực hiện đăng ký phương pháp nộp thuế GTGT theo mẫu 06 đúng thời hạn quy định để được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp trực tiếp; trên cơ sở đó sẽ sử dụng hoá đơn tương ứng với phương pháp tính thuế (hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn trực tiếp).

– Đối với hoá đơn đầu ra:

Người nộp thuế phải lập hóa đơn và khai thuế giá trị gia tăng tại thời điểm hàng hóa đã bán và dịch vụ đã hoàn thành, kể cả trường hợp người mua chưa trả tiền.

Một số trường hợp sai sót khi lập hoá đơn:

+ Người nộp thuế lập hoá đơn không theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

+ Lập hoá đơn không đúng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

+ Lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt không đúng thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.

+ Không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần.

+ Không lập hoá đơn đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, biếu tặng.

+ Không lập hóa đơn và khai thuế giá trị gia tăng tại thời điểm thu tiền trước cho nhiều kỳ đối với hoạt động cho thuê tài sản (trường hợp này người nộp thuế có thể chọn khai thuế TNDN trong một kỳ hoặc phân bổ cho nhiều kỳ tương ứng).

 – Đối với hoá đơn đầu vào:

Để được khầu trừ thuế GTGT và khấu trừ vào chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN thì phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.

          Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên đơn vị mua hàng sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp.  Nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên đơn vị mua hàng hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn hoặc mang tiền mặt nộp vào tài khoản của người bán đều không được coi là chuyển tiền qua ngân hàng và những hóa đơn mua hàng này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ trường hợp ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó sẽ không được khấu trừ; đồng thời không được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khí xác định thuế TNDN đối với phần vượt trên 1.6 tỷ đ đó.

Hóa đơn GTGT đầu vào bị mất phải gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số: BC21/AC đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời đề nghị công ty xuất hóa đơn photo lại liên 1 và xác nhận sao y bản chính của họ. Thực hiện nộp phạt hành chính theo quy định thì hoá đơn đó mới được coi là hóa đơn hợp lệ được khấu trừ thuế GTGT và khấu trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 Người nộp thuế sử dụng hóa đơn bất hợp pháp  (hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hoá đơn giả, hoá đơn hết giá trị sử dụng),  hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (hoá đơn có nội dung được ghi không có thực, hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên,…) để khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tính vào chi phí được trừ là vi phạm pháp luật về hóa đơn và pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp

 – Một số trường hợp được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn như:

+ Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ;

+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế;

+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ;

+ Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn;

+ Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Danh sách các ngân hàng cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử:

Tên Ngân hàng Mã Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Ðầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
Ngân hàng TMCP Quân đội MB
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) HSBC
Ngân hàng TMCP Bảo Việt BVB
Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LIENVIET
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TECH
Ngân hàng TMCP NAM Á NAMA
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín VIETBANK
Ngân hàng liên doanh Việt Nga VRB
Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Ðại Dương OCEANBANK
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam SHINHAN
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGBANK
Ngân hàng TMCP Phương Ðông OCB
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AGR
Ngân hàng TMCP Ðông Á DONGA
Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam EXIM
Ngân hàng TMCP Bản Việt BANVIET
Ngân hàng TMCP Ðại chúng Việt Nam PVB
Ngân hàng TMCP Việt Á VIETA
Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB
Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation HCM SMBCHCM
Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation Hà Nội SMBCHN
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VTB
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HDBANK
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB
Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín STB
Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB
Ngân hàng TMCP An Bình ABBANK
Ngân hàng TMCP Ðông Nam Á SEABANK
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina IVB
Ngân hàng Mizuho Chi nhánh HN MIZUHOHN
Ngân hàng Mizuho Chi nhánh HCM MIZUHOHCM
Ngân hàng Bangkok Ðại Chúng TNHH HCM BANGKOKHCM
Ngân hàng Bangkok Ðại Chúng TNHH HN BANGKOKHN
Ngân hàng TMCP Bắc Á BAB
Ngân hàng Citibank chi nhánh HCM CTBHCM
Ngân hàng Citibank chi nhánh HN CTBHN
Ngân hàng The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ, Ltd.CN TP Hồ Chí Minh BTMUHCM
 Ngân hàng The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ, Ltd.CN TP Hà Nội BTMUHN
Ngân Hàng Thương Mại Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu GPBANK

 

 

 

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Hướng dẫn nộp thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập

Mục lục ngân sách

– Chương của người nộp thuế có thể tra cứu tại trang thông tin điện tử:

website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

– Bảng mục lục ngân sách các loại thuế, lệ phí.

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng từ năm 2017 thực hiện theo thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 12/12/2016 của bộ tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 4/2/2017.

Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo Phụ lục II kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Mẫu giấy nộp tiền thuế, giấy điều chỉnh chứng từ nộp tiền thuế

– Mẫu giấy nộp tiền vào NSNN: C1-02/NS

– Mẫu điều chỉnh: C1-11/NS (áp dụng khi doanh nghiệp có sai sót khi sau khi đã nộp tiền thuế)

Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/06/2016 của  Bộ Tài chính.

Hướng dẫn nộp thuế điện tử

– Người nộp thuế thực hiện giao dịch nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, qua tổ chức T-VAN phải được cơ quan thuế chấp nhận đãng ký giao dịch thuế điện tử.

– Lập chứng từ nộp thuế điện tử:

Người nộp thuế truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, lập chứng từ nộp thuế điện tử, ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp thuế điện tử qua tổ chức T-VAN, ngay khi người nộp thuế ký điện tử và gửi chứng từ nộp thuế điện tử, tổ chức T-VAN phải ký điện tử và chuyển chứng từ nộp thuế điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp thuế điện tử

Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận, kiểm tra và gửi thông báo để xác nhận đã nhận chứng từ nộp thuế điện tử của người nộp thuế hoặc thông báo lý do không nhận chứng từ nộp thuế điện tử gửi cho người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế sử dụng dịch vụ T-VAN, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo xác nhận đã nhận chứng từ nộp thuế điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN để gửi cho người nộp thuế.

Nếu chứng từ nộp thuế điện tử hợp lệ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện ký điện tử bằng chữ ký số của Tổng cục Thuế lên chứng từ nộp thuế điện tử và gửi đến ngân hàng.

Trường hợp thông tin trên chứng từ nộp thuế điện tử không hợp lệ hoặc hợp lệ nhưng không đủ điều kiện trích nợ, ngân hàng thông báo về việc nộp thuế của người nộp thuế chưa thành công, gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế.

Trường hợp thông tin trên chứng từ nộp thuế điện tử hợp lệ, đủ điều kiện trích nợ, ngân hàng thực hiện trích nợ tài khoản của người nộp thuế theo thông tin trên chứng từ nộp thuế điện tử và thông báo về việc nộp thuế thành công, đồng gửi kèm chứng từ nộp thuế điện tử (có chữ ký số của ngân hàng) cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản, ngân hàng nơi kho bạc nhà nước có tài khoản thu ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước, cơ quan thuế có trách nhiệm đối chiếu, xử lý sai sót (nếu có) đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nộp thuế điện tử.

Danh sách các ngân hàng cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử:

Tên Ngân hàng Mã Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Ðầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
Ngân hàng TMCP Quân đội MB
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) HSBC
Ngân hàng TMCP Bảo Việt BVB
Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LIENVIET
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TECH
Ngân hàng TMCP NAM Á NAMA
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín VIETBANK
Ngân hàng liên doanh Việt Nga VRB
Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Ðại Dương OCEANBANK
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam SHINHAN
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGBANK
Ngân hàng TMCP Phương Ðông OCB
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AGR
Ngân hàng TMCP Ðông Á DONGA
Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam EXIM
Ngân hàng TMCP Bản Việt BANVIET
Ngân hàng TMCP Ðại chúng Việt Nam PVB
Ngân hàng TMCP Việt Á VIETA
Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB
Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation HCM SMBCHCM
Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation Hà Nội SMBCHN
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VTB
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HDBANK
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB
Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín STB
Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB
Ngân hàng TMCP An Bình ABBANK
Ngân hàng TMCP Ðông Nam Á SEABANK
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina IVB
Ngân hàng Mizuho Chi nhánh HN MIZUHOHN
Ngân hàng Mizuho Chi nhánh HCM MIZUHOHCM
Ngân hàng Bangkok Ðại Chúng TNHH HCM BANGKOKHCM
Ngân hàng Bangkok Ðại Chúng TNHH HN BANGKOKHN
Ngân hàng TMCP Bắc Á BAB
Ngân hàng Citibank chi nhánh HCM CTBHCM
Ngân hàng Citibank chi nhánh HN CTBHN
Ngân hàng The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ, Ltd.CN TP Hồ Chí Minh BTMUHCM
 Ngân hàng The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ, Ltd.CN TP Hà Nội BTMUHN
Ngân Hàng Thương Mại Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu GPBANK

 

 

 

DC ACCOUNTING & TAX mong muốn góp một phần vào sự thành công cùng doanh nghiệp của bạn.
Trân trọng!
————————————————————————————————–————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
https://dichvuketoandanang.vn
dauxuanduc@ketoandc.com
0935 786 134

Exit mobile version