Quy trình, hồ sơ giải thể công ty, doanh nghiệp mới nhất 2024
Hôm nay, DC chia sẻ và hướng dẫn bạn Quy trình, hồ sơ giải thể công ty, doanh nghiệp – 2024 mới nhất.
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể công ty, doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp bao gồm các quyền và nghĩa vụ. Quyết định giải thể có thể xuất phát từ doanh nghiệp (giải thể tự nguyện) hoặc của cơ quan có thẩm quyền (giải thể bắt buộc).
Các trường hợp giải thể công ty cổ phần, giải thể công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên hay giải thể doanh nghiệp tư nhân đều có thể tham khảo quy trình giải thể doanh nghiệp qua bài viết này.
2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp, công ty
Theo Luật Doanh nghiệp, 4 trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện giải thể (tự nguyện hoặc bắt buộc) bao gồm:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Số lượng thành viên tối thiểu của công ty không đủ liên tục trong 6 tháng mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi giấy phép kinh doanh (trừ khi có quy định khác từ Luật Quản lý thuế).
Tuy nhiên để có thể hoàn thành thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, doanh nghiệp đang không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp, công ty bao gồm những gì?
Giải thể công ty bao gồm giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Và với mỗi trường hợp giải thể, còn có nhiều trường hợp nhỏ hơn.
3.1. Giải thể tự nguyện
Giải thể tự nguyện sẽ gồm 2 trường hợp nhỏ: chưa phát sinh hóa đơn và đã phát sinh hóa đơn. Dù doanh nghiệp giải thể đã phát sinh hay chưa phát sinh doanh thu, đều phải nộp hồ sơ đồng thời cho cơ quan quản lý thuế và Sở KH&ĐT với chi tiết hồ sơ như sau:
➤ Hồ sơ giải thể đã phát sinh/chưa phát sinh hóa đơn gửi cơ quan thuế
+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu 24-ĐK-TCT).
+ Xác nhận không nợ thuế hải quan;
+ Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
+ Quyết định giải thể công ty;
+ Giấy ủy quyền.
➤ Hồ sơ giải thể đã phát sinh/chưa phát sinh hóa đơn gửi Sở KH&ĐT
+ Thông báo giải thể;
+ Quyết định giải thể;
+ Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
+ Danh sách người lao động;
+ Danh sách chủ nợ và các khoản nợ đã thanh toán;
+ Báo cáo thanh lý tài sản;
+ Giấy xác nhận trả con dấu cho cơ quan công an;
+ Giấy ủy quyền.
3.2. Giải thể bắt buộc
Doanh nghiệp thuộc trường hợp buộc phải giải thể theo lệnh của Tòa án hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp… chuẩn bị bộ hồ sơ tương tự với hồ sơ giải thể tự nguyện.
4. Quy trình thực hiện giải thể doanh nghiệp
4.1. Giải thể tự nguyện
➤ Giải thể doanh nghiệp chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn, bạn tiến hành các bước nộp hồ sơ cho cơ quan thuế và Sở KH&ĐT như sau:
– Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
+ Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế;
+ Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp;
+ Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan khác tại thời điểm giải thể như: báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý…
– Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
+ Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
+ Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
➤ Giải thể doanh nghiệp đã phát sinh hóa đơn, doanh thu
Các bước giải thể của doanh nghiệp đã phát sinh doanh thu tương tự với trường hợp chưa phát sinh doanh thu, chỉ khác là doanh nghiệp phải nộp thông báo hủy hóa đơn cho Chi cục Thuế và quá trình xét duyệt các vấn đề về thuế phức tạp hơn. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
– Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
+ Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế tại Tổng cục Hải quan;
+ Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế;
+ Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan cho Chi cục Thuế như: thông báo hủy hóa đơn, báo cáo thuế/quý chưa nộp tại thời điểm giải thể, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu tờ khai thuế, các khoản nợ thuế…
– Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
+ Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
+ Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
4.2. Giải thể bắt buộc
➤ Giải thể công ty do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế: tương tự như trường hợp giải thể tự nguyện.
- Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT:
– Bước 1: Ngay sau ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận quyết định giải thể của Toà án, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (kèm quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án);
– Bước 2: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể từ Tòa án, doanh nghiệp phải tổ chức cuộc họp để thông qua quyết định giải thể. Sau đó, doanh nghiệp gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cá nhân, tổ chức liên quan như người lao động, khách hàng, đối tác…;
– Bước 3: Niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính công ty và các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
– Bước 4: Trường hợp chưa thanh toán xong các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác, doanh nghiệp phải gửi phương án giải quyết đến chủ nợ, cá nhân, tổ chức có liên quan;
– Bước 5: Doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản và các khoản nợ;
– Bước 6: Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính liên quan, doanh nghiệp nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp cho Sở KH&ĐT;
– Bước 7: Sở KH&ĐT sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp “đã giải thể” trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không có sự phản đối nào từ các bên liên quan trong vòng 180 ngày, kể từ ngày thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, hoặc trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận hồ sơ giải thể.
➤ Giải thể công ty do không đảm bảo số lượng thành viên theo quy định về loại hình
Ngoài trường hợp bị thu hồi giấy phép, nếu doanh nghiệp thay đổi số lượng thành viên nhưng không làm thủ tục điều chỉnh loại hình doanh nghiệp trong 6 tháng liên tục thì thuộc trường hợp giải thể bắt buộc. Tuy nhiên, với trường hợp này, bạn thực hiện thủ tục tương tự như giải thể tự nguyện
Lưu ý: Dù giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc, doanh nghiệp phải giải thể đồng thời chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu có.
5. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp, công ty trọn gói tại Đà Nẵng
Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói thì hãy liên hệ ngay:
Ngành Thuế sẽ kiểm tra các hóa đơn chi phí vật liệu xây dựng
Ngành Thuế sẽ kiểm tra các hóa đơn chi phí vật liệu xây dựng.
Theo Công văn số 4902/TCT-VP ngày 30/10/2024 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có kinh doanh sử dụng vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi
Theo TCT hiện nay có 1 số tình trạng doanh nghiệp sử dụng đất, cát, đá, sỏi… cho công trình xây dựng nhưng dùng hoá đơn đầu vào không hợp pháp hoặc mua bán trái phép hoá đơn để kê khống chi phí, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục thuế các tỉnh rà soát, lập danh sách doanh nghiệp, hộ, cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh, mua bán, sử dụng đất, cát, đá, sỏi… để theo dõi, quản lý chặt chẽ việc kê khai, nộp thuế, phân loại theo mức độ rủi ro để quản lý thuế theo quy định.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật thuế trong lĩnh vực kinh doanh tài nguyên khoáng sản (đất, cát, đá, sỏi), bao gồm cả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp.
Cụ thể, thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có kinh doanh, sử dụng vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi trên địa bàn; trường hợp phát hiện có rủi ro cao thì lập kế hoạch, thực hiện thanh tra kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Khi kiểm tra tại cơ quan thuế hoặc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, phải lưu ý rà soát kỹ việc sử dụng hoá đơn, chứng từ đầu vào, hoá đơn bán ra của các hàng hoá này, trường hợp cần thiết, truy xuất xác định nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá, tính hợp pháp của hoá đơn. Nếu phát hiện rủi ro cao thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị cung cấp đất, đá, cát, sỏi tại các khâu kinh doanh thương mại và các đơn vị thực hiện khai thác tại mỏ.
Đối với các đơn vị thực hiện dự án, công trình, khi thanh tra kiểm tra phải lưu ý các thông tin về dự toán xây dựng, hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; kiểm tra rà soát hoá đơn mua vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi để xem xét nguồn gốc hợp pháp của các mặt hàng đã sử dụng; số lượng sử dụng thực tế so với dự toán hoặc quyết toán công trình; đối chiếu thực tế khối lượng đất, cát, đá, sỏi mua vào để sử dụng cho dự án, công trình với khả năng khai thác và được cấp phép khai thác trên địa bàn để xác định tính hợp lý hoặc phát hiện rủi ro. Đối với đơn vị khai thác, kinh doanh đất, cát, đá, sỏi có rủi ro cao, khi thanh tra kiểm tra hàng hoá bán ra thì phải lưu ý kiểm tra đối chiếu về số lượng, sản lượng khai thác, mua bán, vận chuyển.
Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm như: sử dụng hoá đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hoá đơn để hạch toán khống chi phí hoặc hợp thức hàng hoá mua vào, bán ra thì phải căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và các quy định pháp luật để xử lý nghiêm, thu hồi tiền thuế, xử phạt vi phạm hành chính hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
(Nguồn: LuatVietNam.net)
Hồ sơ hoàn thuế gửi qua bưu điện được không?
Video chương trình “Nâng cao năng lực – Giảm rủi ro cho DN trong tuân thủ pháp luật về thuế ở thời kỳ chuyển đổi số”
Video chương trình “Nâng cao năng lực – Giảm rủi ro cho DN trong tuân thủ pháp luật về thuế ở thời kỳ chuyển đổi số”. Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=kNaxijfs2oU
Khi lắng nghe những chia sẻ của các CEO tham dự, DC hiểu rằng những chia sẻ chân thật và thực tế mà DC mang đến chương trình đã chạm đến những nỗi băn khoăn của chính người nộp thuế.
Trốn thuế trên sàn thương mại điện tử, 1 cá nhân bị khởi tố
Theo Báo Công Thương, chiều 1/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 1 trường hợp về hành vi trốn thuế trong hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng hóa trên sàn kinh doanh thương mại điện tử. Cá nhân có hành vi đăng ký, sử dụng nhiều tài khoản bán hàng trên các sàn thương mại điện tử khác nhau (Shopee, Tiki, Lazada…) để kinh doanh điện thoại, phụ kiện với tư cách cá nhân…
Từ năm 2019 đến nay, hoạt động kinh doanh của cá nhân này đã phát sinh doanh thu rất lớn, lên đến hơn 160 tỷ đồng. Căn cứ tài liệu thu thập được, bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội xác định người này đã sử dụng nhiều tài khoản cá nhân khác nhau để nhận tiền thanh toán và không kê khai, nộp thuế theo quy định, trốn thuế với số tiền khoảng 2,5 tỷ đồng.
Điều đáng nói, từ năm 2019 đến nay, Cục thuế TP. Hà Nội đã phối hợp với Công an TP. Hà Nội tích cực tuyên truyền, nâng cao hiểu biết người dân về việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Đồng thời, chủ động giải đáp thắc mắc, khó khăn vướng mắc cho người dân trong việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động này.
Qua đây, DC cũng nhắc nhở người nộp thuế hết sức lưu ý và hãy nắm bắt kịp thời, tuân thủ đúng theo chính sách thuế, nộp thuế đúng quy định của pháp luật.
———————————
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
☎️ 0935 786134
🏡 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
🌐 www.ketoandc.com
🌐 www.dichvuketoandanang.vn
Lưu ý về tài khoản kế toán Hợp tác xã kể từ ngày 07/10/2024.
Thông tư 71/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/10/2024, một số nội dung chuyển tiếp về tài khoản kế toán Hợp tác xã được thực hiện như sau:
– Hợp tác xã không tiếp tục sử dụng Tài khoản 332 – Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ trừ những hợp tác xã có hợp đồng tín dụng nội bộ ký trước ngày 01/9/2023 và đang còn hiệu lực
– Hợp tác xã có các hợp đồng tín dụng nội bộ ký trước ngày 01/9/2023 và đang còn hiệu lực
– Hợp tác xã không tiếp tục sử dụng Tài khoản 359 – Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để phản ánh khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số dư các tài khoản sau:
– Hợp tác xã căn cứ vào số dư TK 132: Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ để chuyển sang TK 132 – Phải thu của hoạt động cho vay nội bộ.
– Các Hợp tác xã đang ghi nhận và theo dõi khoản hỗ trợ của Nhà nước bằng tài sản phi tiền tệ không phải hoàn lại, quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất, các tài sản khác là tài sản cố định (chi tiết tài sản không chia) thì thực hiện như sau:
+ Chuyển số dư chi tiết của Tài khoản 211 – Tài sản cố định sang theo dõi trên Tài khoản 212 – Tài sản chung không chia.
+ Chuyển nguồn hình thành tài sản là các khoản hỗ trợ của Nhà nước bằng tài sản phi tiền tệ không phải hoàn lại, quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất, các tài sản khác là tài sản cố định đang theo dõi trên Tài khoản 442 – Nguồn vốn trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước sang Tài khoản 4422 – Nguồn hình thành tài sản chung không chia.
———————————
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
☎️ 0935 786134
🏡 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
🌐 www.ketoandc.com
🌐 www.dichvuketoandanang.vn
30.10.2024 – Sinh hoạt chuyên đề “Nâng cao năng lực – Giảm rủi ro cho DN trong tuân thủ pháp luật về thuế ở thời kỳ chuyển đổi số
2. QUẢN LÝ THUẾ TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ
3. CẢNH BÁO RỦI RO THƯỜNG GẶP
4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC & PHÒNG TRÁNH RỦI RO
5. TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (DA 06) & THẢO LUẬN, CHIA SẺ
Workshop 26/10/2024: “Bảo vệ doanh nghiệp phòng tránh rủi ro thuế trong thời kỳ chuyển đổi số”
2. QUẢN LÝ THUẾ TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ
3. CẢNH BÁO RỦI RO THƯỜNG GẶP
4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC & PHÒNG TRÁNH RỦI RO
5. TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (DA 06) & THẢO LUẬN, CHIA SẺ