Lưu ý thời hạn nộp hồ sơ xin ân hạn thuế năm 2023

Nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục thuế các tỉnh tiếp tục phổ biến sâu rộng, đầy đủ, bằng nhiều hình thức để doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hiểu rõ và kịp thời hưởng các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế năm 2023 theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP.

hhh

Công văn số 2176/TCT-KK ngày 1/6/2023 của Tổng cục Thuế về việc tổ chức triển khai Nghị định số 12/2023/NĐ-CP và báo cáo kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế (28 trang) 

Trong đó, đối với doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8/2023 hoặc từ quý I đến quý II/2023; gia hạn số thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II/2023 và gia hạn nộp 50% số tiền thuê đất phải nộp của năm 2023.

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh được gia hạn nộp toàn bộ số thuế GTGT, thuế TNCN phải nộp của năm 2023 và gia hạn nộp 50% số tiền thuê đất phải nộp của năm 2023.

nnn

Hồ sơ xin ân hạn thuế năm 2023 phải nộp trước 01/10/2023

Chậm nhất vào ngày 30/9/2023, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh phải nộp giấy đề nghị gia hạn thuế của năm 2023; nếu nộp trễ sẽ không được gia hạn thuế. Tổng cục Thuế hiện đã nâng cấp các ứng dụng khai thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân gửi giấy đề nghị gia hạn thuế bằng phương thức điện tử. Cách lập và kê khai thông tin trên giấy đề nghị gia hạn thuế được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đã yêu cầu Cục thuế các tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, phí, lệ phí trong thời gian qua để làm cơ sở đánh giá, xem xét đề xuất thêm chính sách hỗ trợ về thuế khác trong thời gian còn lại của năm 2023.

Tham khảo thêm: Một số nội dung lưu ý về chính sách gia hạn nộp thuế năm 2023

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

Điều chỉnh hoặc thay thế hoá đơn điện tử cần lưu ý gì?

Điều chỉnh hoặc thay thế hoá đơn điện tử cần lưu ý gì? Là một trong những điều mà kế toán nhiều doanh nghiệp cần biết để thực hiện cách xử lý khi hóa đơn điện tử có sai sót nhằm giúp người bán chỉnh sửa các thông tin sai sót trên hóa đơn đúng theo quy định và theo thực tế xảy ra. Căn cứ theo công văn số 1647/TCT-CS ngày 10/5/2023 của Tổng cục Thuế về hóa đơn điện tử (3 trang) chi tiết cho câu hỏi này.

Theo Tổng cục Thuế, đối với Phiếu xuất kho điện tử đã lập và đã gửi đến cơ quan thuế để cấp mã hoặc đã gửi dữ liệu đến cơ quan thuế nếu bị sai sót thì được xử lý sai sót theo nguyên tắc quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

  • Đối với HĐĐT đã lập có sai sót, nếu người bán lựa chọn hình thức lập hóa đơn điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế).
  • Nếu người bán lựa chọn hình thức lập hóa đơn thay thế thì phải lập lại hóa đơn mới với số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn và đầy đủ toàn bộ nội dung của hóa đơn cần thay thế.
  • Trường hợp sau khi đã lập HĐĐT điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1) cho hóa đơn ban đầu (gọi là hóa đơn F0), người bán lại phát hiện hóa đơn F1 tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán phải thực hiện theo hình thức đã áp dụng (lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế) khi xử lý sai sót lần đầu.

  • Trong đó, nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh, người bán lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0; nếu lựa chọn phương pháp thay thế, người bán lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1.
  • Về gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT (thông báo hóa đơn sai sót), chỉ bắt buộc trong trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC; không bắt buộc trong trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Đọc thêm: Cách điều chỉnh hóa đơn 8% trong năm 2022 có sai sót hoặc trả hàng

Trên đây là nội dung về điều chỉnh hoặc thay thế hoá đơn điện tử cần lưu ý gì kế toán doanh nghiệp có thể đọc tham khảo thêm để thực hiện!

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Trình tự, thủ tục thanh lý hàng tồn kho

Các doanh nghiệp thường thực hiện kiểm kê hàng hóa nhằm đánh giá được chất lượng và giá trị thuần có thể thu hồi được. Tuy nhiên, việc thanh lý hàng tồn kho cần phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Vậy trình tự, thủ tục thanh lý hàng tồn kho tiến hành như thế nào? Cùng DC tìm hiểu qua các bước trình tự dưới đây:

Bước 1: Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp hàng hóa tồn kho tiến hành thanh lý hàng hóa trong kho

Lưu ý trong bước này kèm theo Giấy đề nghị công ty tiến hành thanh lý. Những nội dung cơ bản trong giấy đề nghị thanh lý hàng hóa tồn kho gồm có:

– Tên hàng hóa cần thanh lý;

– Số lượng cụ thể cần thanh lý với mỗi loại hàng hóa đã được ban lãnh đạo Công ty xem xét;

– Chất lượng hàng hóa tại thời điểm kiểm kê;

– Lý do thanh lý hàng hóa tồn kho.

Khi trưởng đơn vị quản lý trực tiếp hàng hóa tồn kho gửi lên Công ty để đề nghị Công ty tiến hành thanh lý số lượng hàng hóa tồn trong kho thì tùy vào cơ cấu, phân công quản lý của từng doanh nghiệp xem xét có cần gửi kèm giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho trong bộ văn bản thanh lý hàng tồn kho hay không.

Bước 2: Công ty tiến hành họp thành lập hội đồng thanh lý hàng tồn kho và lập biên bản họp

Nội dung biên bản họp bao gồm:

– Thẩm định và định giá hàng hóa tồn kho thực tế;

– Đề xuất và chỉ ra phương án thanh lý hàng hóa tồn kho;

Quyết định của cuộc họp hội đồng thanh lý để xem xét thực trạng hàng tồn kho có thực sự có cần phải thanh lý không.

Bước 3: Đối với hàng hóa cần phải thanh lý thì ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý

Nội dung của quyết định phải đáp ứng các vấn đề cơ bản như sau:

– Những người tham gia Hội đồng thanh lý hàng hóa;

– Người chịu trách nhiệm quyết định thanh lý hàng hóa;

– Trách nhiệm của những người liên quan đến việc thực hiện thanh lý hàng hóa.

Bước 4: Hội đồng thanh lý tiến hành xác minh hàng cần thanh lý và lập biên bản xác nhận

Biên bản xác nhận hiện trạng tài sản tồn kho về chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng tồn kho. Biên bản có nội dung cơ bản: Ngày, tháng lập biên bản; những người trong hội đồng thanh lý tài sản; hàng hóa được kiểm kê có tên gọi, số lượng, chất lượng thực tế như thế nào. Từ đó, hội đồng thanh lý hàng tồn kho sẽ xác minh thực tế hàng tồn và xác nhận hiện trạng hàng tồn cần thanh lý.

Bước 5: Hội đồng thẩm định lập Biên bản thẩm định hàng hóa

Bước này nhằm để xác nhận hiện trạng hàng hóa cần thanh lý, phương thức thanh lý, giá trị hàng tồn thanh lý, … để trình lên chủ tịch Hội đồng thành viên/ Giám đốc xem xét và quyết định các phương án thanh lý.

Đọc thêm: Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp bằng cách nào?

Bước 6: Hội đồng quản trị/ Giám đốc quyết định phê duyệt phương án thanh lý hàng tồn kho, hoàn tất thủ tục thanh lý hàng tồn kho.

Bước 7: Những mặt hàng tồn kho có giá trị lớn thì trước khi quyết định thanh lý cần phải đưa Đại hội cổ đông quyết định

Trên đây là nội dung về trình tự, thủ tục thanh lý hàng tồn kho vào dịp cuối năm doanh nghiệp có thể đọc thêm để thực hiện!

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Cách điều chỉnh hóa đơn 8% trong năm 2022 có sai sót hoặc trả hàng

Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 của Tổng cục Thuế về việc triển lập hóa đơn theo Nghị định số số 15/2022/NĐ-CP (3 trang). Liên quan đến việc lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm 2% thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP , Tổng cục Thuế đã có một số hướng dẫn như sau:

– Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế GTGT nhưng sau ngày 31/12/2022 mới phát hiện có sai sót phải lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế mà không ảnh hưởng đến tiền hàng và thuế GTGT phải nộp hoặc điều chỉnh giá tính thuế thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế được áp dụng thuế suất 8%. Tuy nhiên, nếu sai sót về số lượng hàng dẫn đến sai sót về tiền hàng và thuế GTGT thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế phải áp dụng thuế suất GTGT theo quy định tại thời điểm lập điều chỉnh hoặc thay thế.

Chi tiết tại bài viết: Chính phủ đồng ý đề xuất giảm thuế GTGT xuống 8% trong năm 2023

– Trường hợp hàng hóa đã mua trước ngày 1/1/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng do không đúng quy cách, chất lượng thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.

– Trường hợp người bán áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng và đối với các khoản chiết khấu của hàng hóa được giảm thuế GTGT đã bán trong năm 2022 nhưng từ ngày 1/1/2023 mới xuất hóa đơn thể hiện nội dung chiết khấu thì:

+ Nếu số tiền chiết khấu được lập vào lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo sau ngày 31/12/2022 thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh ở nội dung giá tính thuế, thuế suất áp dụng theo pháp luật hiện hành tại thời điểm lập hóa đơn.

+ Nếu số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu sau ngày 31/12/2022 thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh và được áp dụng thuế suất GTGT 8% tại thời điểm bán hàng.

– Trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp hoặc công trình xây dựng đã được nghiệm thu trong thời gian từ ngày 1/2/2022 – 31/12/2022 nhưng sau ngày 31/12/2022 mới lập hóa đơn thì được áp dụng giảm thuế GTGT nhưng bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Trên đây là nội dung cách điều chỉnh hóa đơn 8% trong năm 2022 có sai sót hoặc trả hàng, doanh nghiệp có thể đọc thêm để thực hiện!

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Hỏi đáp: trường hợp được miễn đóng bảo hiểm xã hội?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Tuy nhiên, có một số trường hợp người lao động được miễn đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể bạn đọc có thể tham khảo qua trường hợp dưới đây.

1. Tư vấn cần giải đáp

“Tôi là bác sĩ, ký hợp đồng dịch vụ 1 năm với phòng khám và làm việc 1 ngày/tuần với mức lương 1.500.000 đồng/tháng. Hằng tháng, phòng khám đóng BHXH cho tôi 1.152.000 đồng và yêu cầu tôi đóng BHXH với số tiền 526.000 đồng. Phòng khám yêu cầu tôi đóng BHXH mức như vậy có đúng quy định không?”

2. Căn cứ quy định

  • Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2, Khoản 3 Điều 85, Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH tháng đó.
  • Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 90, Khoản 2 Điều 91, Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc:

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu; mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ; người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động; từ ngày 1/1/2018 tiền lương tháng đóng BHXH (bắt buộc) đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

3. Giải đáp trường hợp trên được miễn đóng bảo hiểm xã hội?

Trường hợp trên làm việc theo hợp đồng dịch vụ (không phải là hợp đồng lao động) 1 ngày/tuần với mức thu nhập trung bình 1.500.000 đồng/tháng thấp hơn mức lương tối thiểu quy định tại Điều 3 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia, đóng BHXH bắt buộc.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Danh sách 524 doanh nghiệp sẽ bị thanh tra hóa đơn

Đối với các doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn của 524 doanh nghiệp thuộc danh sách doanh nghiệp sẽ bị thanh tra hóa đơn để đề nghị khấu trừ/hoàn thuế GTGT hoặc hạch toán chi phí thì Cục thuế phải buộc doanh nghiệp giải trình làm rõ việc sử dụng các hóa đơn này nhằm ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn để hợp thức hóa hàng buôn lậu, trôi nổi.

Theo yêu cầu từ Tổng cục Thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố sẽ tập trung tổ chức rà soát HĐĐT bán ra của 524 doanh nghiệp thuộc danh sách nêu tại Phụ lục số 1 đính kèm công văn này để phát hiện, xử lý doanh nghiệp mua bán trái phép hóa đơn và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không hợp pháp. Kết quả rà soát, xử lý phải cáo cáo với Tổng cục Thuế trước ngày 30/6/2023.

Riêng với 524 doanh nghiệp thuộc danh sách, Cục thuế trực tiếp quản lý sẽ tiến hành rà soát việc xuất hóa đơn bán ra của các doanh nghiệp này cho các doanh nghiệp ở địa phương khác phát sinh trong thời gian từ năm 2020 – 2022. Nếu phát hiện hóa đơn chưa có trong dữ liệu HĐĐT của Tổng cục Thuế thì sẽ thông báo đến các cơ quan thuế liên quan phối hợp xác minh, xử lý theo quy định.

Công văn số 1798/TCT-TTKT ngày 16/5/2023 của Tổng cục Thuế về việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp (16 trang)

Xem chi tiết tại file danh-sach-524-doanh-nghiep-se-bi-thanh-tra-hoa-don-2

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp bằng cách nào?

Một giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp góp phần vào việc vận hành doanh nghiệp hiệu quả là tối ưu chi phí. Vậy làm thế nào tối ưu chi phí cho doanh nghiệp cùng DC Accounting & Tax tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Hạn chế giấy tờ, thủ tục không cần thiết

Ban đầu có vẻ chi phí giấy tờ này không bao nhiêu nhưng thực tế hằng năm thì không hề ít. Ví dụ: cung cấp giấy, mực, bưu phí, gửi thư,… có thể thực hiện theo quy trình căn cứ đơn giản  như hệ thống thanh toán hóa đơn, trình tạo tài liệu chuyên nghiệp, ký hợp đồng điện tử,.. Bằng cách này (trừ khi không thể tránh khỏi), bạn có thể tiết kiệm tới 50-60% chi phí cung cấp văn phòng hằng năm.

2. Quy trình làm việc

Để tối ưu chi phí quản lý hiệu quả doanh nghiệp cần đảm bảo rà soát chi tiết các hoạt động làm việc được thực hiên theo đúng quy trình, thủ tục, đối với các công việc không quan trọng, rườm rà có thể cắt giảm để tránh phát sinh những chi phí thừa thãi.

Khi kiểm soát được vấn đề trên sẽ hạn chế được tình trang nhân viên làm việc chồng chéo, không rõ ràng trách nhiệm công việc. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên.

Xem thêm tại bài viết:

Tại sao dịch vụ kế toán trọn gói được nhiều doanh nghiệp lựa chọn?

3. Thuê dịch vụ ngoài cho một số công việc/ thay thế nhân sự

Lợi ích của việc này mà các chủ doanh nghiệp có thể đều biết đó là sự linh hoạt, năng suất tốt và tiết kiệm tiền. Dịch vụ làm việc từ xa giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí. Loại bỏ nhu cầu về thiết bị văn phòng, nguồn cung cấp tiện ích,… Tuy nhiên cần tìm những đơn vị uy tín để đảm bảo công việc luôn thực hiện theo quy trình & có trách nhiệm với yêu cầu đặt ra.

4. Kỹ thuật số

Hiện nay, tối ưu hóa chi phí chính là tăng hiệu suất kinh doanh thông qua việc đầu tư vào công nghệ. Và những khoản đầu tư này cần phải được xem xét kỹ lưỡng và khôn ngoan. Bí quyết đó là tìm ra những ứng dụng mà doanh nghiệp không dùng tới và hủy đăng ký. Đồng thời, hãy thử các phiên bản miễn phí trước khi trả tiền cho phiên bản cao cấp. Đảm bảo rằng đó là ứng dụng bạn thực sự cần cho doanh nghiệp.

5. Các chiến lược marketing miễn phí nhưng hiệu quả

Thay vì thực hiện những chiến dịch quảng cáo trả phí thì có thể tối ưu hóa chiến lược của bạn với marketing chi phí thấp nhưng mang lại kết quả cao chằng hạn như:

  • Xây dựng nhận thức và lòng tin khách hàng thông qua các bài đánh giá hội nhóm, trang website,..
  • Chiến lược truyền thông xã hội trên các nền tảng mà khách hàng mục tiêu của bạn hiện diện như: Zalo, Facebook, Instagram,..

Tối ưu hoá chi phí cho doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của doanh nghiệp cho dù điều đó có thể dẫn tới sự bất đồng hay phản đối của các nhân viên đã quen với hệ thống quản lý cũ. Tuy nhiên, là một nhà lãnh đạo, bạn đọc cần xác định được mục tiêu tồn tại lâu dài của doanh nghiệp để có các giải pháp tối ưu hoá chi phí hiệu quả.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Các loại thuế doanh nghiệp cần biết

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ được cách phân biệt các loại thuế cần phải đóng. Vậy những loại thuế thường gặp là gì? DC Accounting & Tax sẽ chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết các loại thuế doanh nghiệp cần biết dưới đây:

1. Thuế giá trị gia tăng

Bản chất: Thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế: Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịụ thuế GTGT.

Xem thêm tại Dịch vụ phần mềm chỉ nhận ưu đãi thuế GTGT nhưng không nhận ưu đãi thuế TNDN

2. Thuế môn bài

Thời điểm nộp thuế: đầu mỗi năm.

Mục đích: Để Nhà nước nắm và thống kê số lượng hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, công ty tư nhân, hợp tác xã và các tổ chức làm kinh tế khác.

Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí quản lí Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phân biệt các loại thuế nào?

3. Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN)

Bản chất: là loại thuế trực thu, tính trên kết quả hợp đồng SXKD cuối cùng của DN.

Đối tượng nộp thuế: tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

4. Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN)

Bản chất: là loại thuế trực thu, tính trên thu nhập của những cá nhân có thu nhập cao.

Đối tượng nộp thuế: cá nhân là công dân VN hoặc người nước ngoài có thu nhập tai VN. Và thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh rơi vào khoảng theo quy định.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Bản chất: là loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Trong đó:

Mỗi mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần.

Đối với mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán không cần phải nộp phần thuế này nữa.

Đối tượng chịu thuế: các dịch vụ, sản phẩm và mặt hàng nhập khẩu theo Quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng nộp thuế: tổ chức, cá nhân kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm & hàng hoá chịu thuế TTĐB.

Các loại thuế doanh nghiệp cần biết

6. Thuế trước bạ

Bản chất: Thuế trước bạ còn được gọi là Lệ phí trước bạ. Được áp dụng khi chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất , phương tiện vận tải. Có thể hiểu thuế trước bạ khi khoản phí phải nộp chơ cơ quan thẩm quyền, khi cá nhân/tổ chức muốn đăng kí quyền sở hữu một tài sản nào đó.Ví dụ như khi bạn mua xe máy thì bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ để có thể đăng ký quyền sở hữu xe.

7. Thuế Xuất Nhập khẩu

Bản chất: là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

Đối tượng chịu thuế: các hàng hoá xuất-nhập khẩu của các tổ chức trong/ngoài nước XNK qua cửa biên giới VN.

Đối tượng nộp thuế: tổ chức/cá nhân XNK hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế XNK.

8. Thuế tài nguyên

Bản chất: là loại thuế trực thu, được tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định.

Đối tượng chịu thuế: các tài nguyên như khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, các khoảng sản tự, thuỷ sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như vật liệu xây dựng tự nhiên.

Đối tượng nộp thuế: tổ chức, cá nhân khai thác các tài nguyên phục vụ hợp đồng sản xuất kinh doanh. Các tổ chức/cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê theo khung quy định.

Trên đây là bài viết về các loại thuế doanh nghiệp cần nắm hy vọng sẽ hữu ích với doanh nghiệp đặc biệt là những đơn vj mới thành lập!

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn

Nhằm chuẩn hóa các nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất, khách quan trong công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn. Tổng cục Thuế vừa ban hành Quyết định Quyết định số 575/QĐ-TCT hướng dẫn quy trình áp dụng quản lý rủi ro đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn.

Ảnh minh họa

– Theo đó, cơ quan Thuế sẽ tiến hành đánh giá, phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn định kỳ hàng tháng vào ngày 25 bằng phương thức đánh giá tự động dựa trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng QLRR (quản lý rủi ro)

– Tổng cục Thuế sẽ ban hành ngưỡng rủi ro kết hợp với Bộ chỉ số tiêu chí ban hành tại Quyết định số 78/QĐ-TCT ngày 2/2/2023 (Điều 8) để làm căn cứ phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.

– Trường hợp cần thiết, sẽ áp dụng thêm các chỉ số tiêu chí phụ quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy trình này để phân loại mức độ rủi ro về HĐ của người nộp thuế (như: số kỳ chậm khai thuế; số lần thay đổi trụ sở; số lần bị xử phạt về thuế, hóa đơn; tỷ lệ nộp thuế GTGT trên tổng doanh thu thấp…).

– Về biện pháp xử lý, đối với người nộp thuế có rủi ro cao (Nhóm I), cơ quan thuế sẽ bắt buộc chuyển từ sử dụng HĐĐT không mã sang có mã; đối với người nộp thuế có rủi ro hoặc có dấu hiệu rủi ro (Nhóm II, Nhóm III) sẽ tiến hành kiểm tra xử phạt về HĐ.

Văn bản tham khảo tại: QD575_10052023TCT

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[F] CÔNG TY KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Những lưu ý kế toán cần nắm về Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp

Nghị định 218/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 26/12/2013 căn cứ pháp lý quan trọng về thuế TNDN và kế toán cần nắm một số lưu ý sau khi thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ về thuế.

Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 218 gồm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp về các nội dung:
 
+ Người nộp thuế;
+ Thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế;
+ Xác định thu nhập tính thuế, xác định lỗ và chuyển lỗ;
+ Doanh thu;
+ Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
+ Thuế suất;
+ Phương pháp tính thuế;
+ Ưu đãi thuế và điều kiện áp dụng ưu đãi thuế.

Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp – kế toán cần lưu ý gì?

 Nghị định 218 thuế TNDN – kế toán cần lưu ý


Nghị định 218 thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 15/2/2014 và áp dụng từ năm 2014 đến nay.

1. Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi các văn bản pháp lý nào?

Nghị định 218 đã có những sửa đổi để phù hợp hơn với thực tiễn tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Đến nay Chính phủ đã ban hành 2 văn bản pháp lý sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 218/2013/NĐ-CP gồm:
 
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015: Nghị định quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.
 
Nghị định 57/2021/NĐ-CP ngày 04/6/2021: Nghị định bổ sung Điểm g Khoản 2, Điều 20, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
 Kế toán lưu ý áp dụng theo các điểm đã được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định mới nhất.

 2. Sửa đổi Nghị định 218 thuế TNDN nội dung thu nhập khác

 
Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được quy định tại Điều 3, Nghị định 218. Cụ thể, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập khác thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
 
Tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động sau:
 
Cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa,
 
Cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.
 
Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP. Cụ thể hiện nay thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động sau:
 
Cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa,
 
Cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam hoặc từ chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.
 
Như vậy, hiện tại hoạt động chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam đã được tính vào thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
 

3. Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

 
Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi. Cụ thể theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định về phần thu nhập được miễn thuế như sau:
 
“Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.”
Lưu ý: Trước đó thu nhập miễn thuế không bao gồm thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
 
Mặt khác, có thêm các điều kiện để thu nhập từ chế biến nông sản thủy sản được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể là:
 
“Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
 
– Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên.
 
– Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính”.
 

4. Quy định về hiệu lực thi hành tại Nghị định 218 được sửa đổi bổ sung

 
Hiện tại, theo Nghị định 57/2021/NĐ-CP đã Bổ sung Điểm g Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
 
Theo đó doanh nghiệp có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
 

Trên đây là  những lưu ý kế toán cần nắm khi áp dụng Nghị định 218 thuế TNDN để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán lưu ý tránh nhầm lẫn dẫn đến tính sai thuế phải nộp.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[F] CÔNG TY KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Hướng dẫn tra cứu thông tin doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp mới vẫn chưa biết cách để tra cứu thông tin doanh nghiệp của mình trên website. Bài viết này DC sẽ chia sẻ cách tra cứu thông tin doanh nghiệp thông qua các bước sau:

Thông thường, các thông tin này được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm các nội dung nêu tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp:

– Tên, mã số của doanh nghiệp đó.

– Địa chỉ trụ sở chính mà doanh nghiệp đó toạ lạc.

– Thông tin về người đại diện theo pháp luật, thành viên hợp danh, chủ doanh nghiệp:

  • Nếu là cá nhân thì gồm các thông tin: Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng…
  • Nếu là tổ chức thì gồm các thông tin: Họ tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty…

– Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.

Đây có thể coi là những thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Do đó, có thể xem việc tra cứu thông tin doanh nghiệp là việc thực hiện tra cứu, kiểm tra các thông tin cơ bản của doanh nghiệp đó.

Ảnh minh họa

Hướng dẫn cách tra cứu thông tin doanh nghiệp trên toàn quốc

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút tìm kiếm

Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chứa tên doanh nghiệp cần tìm.

Hướng dẫn các bước tra cứu thông tin DN (Ảnh minh họa)

Nếu tìm theo mã số thuế/mã số doanh nghiệp sẽ hiển thị kết quả chính xác doanh nghiệp cần tìm.

Trường hợp tìm theo tên, kết quả hiển thị ra sẽ là các doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống. Bạn click vào doanh nghiệp cần tìm để xem thông tin chi tiết.

Kết quả tra cứu sẽ bao gồm các thông tin sau đây:

– Tên doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài; Tên doanh nghiệp viết tắt;

– Tình trạng hoạt động;

– Mã số doanh nghiệp;

– Loại hình pháp lý;

– Ngày bắt đầu thành lập;

– Tên người đại diện theo pháp luật;

– Địa chỉ trụ sở chính;

– Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[F] CÔNG TY KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Phân biệt của hàng hóa chịu thuế suất 0% và không chịu thuế

Doanh nghiệp khi bán hàng, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất 0% hay hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì đều không phải nộp thuế GTGT và thuộc chính sách khuyến khích của Nhà nước. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt về một số tiêu chí nhất định cùng DC tìm hiểu sâu hơn qua bài viết sau:

Chính sách đối với hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế

– Hàng hóa chịu thuế suất 0% nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ra nước ngoài (giá bán cạnh tranh hơn, được khấu trừ, hoàn thuế nếu đủ điều kiện (theo Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC). Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 0% chỉ áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vì thuế GTGT là thuế tính theo lãnh thổ.

– Hàng không chịu thuế là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề mới, có tính an sinh xã hội cao (hỗ trợ, khuyến khích tiêu dùng trong nước).

Sự khác nhau giữa hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế

Điểm khác biệt giữa hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế

Tiêu chí Không chịu thuế Thuế suất 0%
Đối tượng Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế GTGT gồm: 

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác..

Những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh.

Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thuế suất  0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: 

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài..

– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Có phải chịu thuế? Không phải đối tượng chịu thuế Vẫn thuộc đối tượng chịu thuế
Kê khai thuế GTGT Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế GTGT vì không thuộc đối tượng chịu thuế. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Khấu trừ và hoàn thuế Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thu.
Ý nghĩa Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN & TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC

[A] 40 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

[F] CÔNG TY KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC

[W] https://dichvuketoandanang.vn

[E] dauxuanduc@ketoandc.com

[M] 0935 786 134

Exit mobile version