Cảm ơn những chia sẻ của các anh, chị sau khi tham gia chương trình Workshop “Bảo vệ doanh nghiệp phòng tránh những rủi ro thuế trong thời kỳ chuyển đổi số” được công ty Tài chính kế toán Đầu Xuân Đức chia sẻ.
Với mong muốn chia sẻ những giá trị, những chính sách thuế mới và những rủi ro doanh nghiệp thường gặp để đưa ra các giải pháp, biện pháp khắc phục và phòng tránh rủi ro cho chính doanh nghiệp và người nộp thuế. Qua buổi chia sẻ, DC đã nhận được rất nhiều câu hỏi, những thắc mắc và cả những nỗi boăn khoăn của chính người nộp thuế.
Nhìn lại những khoảnh khắc tuyệt vời, những phản hồi chân thành từ Quý khách mời sau chương trình chia sẻ, chúng tôi cảm thấy mình đã có thêm một lý do lớn lao để chia sẻ giá trị và yêu công việc mà DC đang mang lại cho Khách hàng hơn bao giờ hết.
Khi lắng nghe những chia sẻ của các CEO tham dự, DC hiểu rằng những chia sẻ chân thật và thực tế mà DC mang đến chương trình đã chạm đến những nỗi băn khoăn của chính người nộp thuế.
Xin cảm ơn tất cả các anh/chị CEO đã dành thời gian tham gia và tích cực chia sẻ, thảo luận giúp cho chương trình mang lại nhiều giá trị thiết thực.
Xin trân trọng cảm ơn!
———————————
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục chốt thuế chuyển cơ quan quản lý thuế là quá trình doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Hôm nay, DC chia sẻ với bạn rõ hơn về những hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất năm 2024.
1. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế:
– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác.
– Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác.
– Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chuyển đến địa chỉ khác quận hoặc tỉnh với công ty mẹ.
*Lưu ý: Các doanh nghiệp được quản lý trực tiếp bởi Cục thuế tỉnh, khi thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh sang quận khác, không cần thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận.
2. Hồ sơ chuyển cơ quan quản lý thuế
Khi thực hiện chuyển cơ quan quản lý thuế bạn cần chuẩn bị những tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế (mẫu 08-MST);
– Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện theo pháp luật);
– Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sửa đổi gần nhất).
3. Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế
Hiện nay, việc chuyển cơ quan quản lý thuế có thể thực hiện được dưới 2 hình thức: trực tiếp và online, cụ thể như sau:
3.1. Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế trực tiếp
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu như mục 2.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế quận cũ
– Bước 3: Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế: Công chức thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu xác nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận và số lượng tài liệu theo danh mục. Đồng thời cũng sẽ cấp phiếu hẹn trả kết quả và thông báo thời gian xử lý hồ sơ.
+ Trường hợp gửi hồ sơ bằng đường bưu chính: Công chức thuế sẽ đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận và số văn thư của cơ quan thuế vào hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế yêu cầu bổ sung thông tin hoặc tài liệu cần thiết, theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Thời gian cơ quan thuế giải quyết hồ sơ chuyển quận: 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
3.2. Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế online
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu như mục 2.
– Bước 2: Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử
+ Truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế, cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc các cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
+ Điền thông tin vào tờ khai điện tử, đính kèm các tài liệu cần thiết (nếu có), ký điện tử, và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử đã chọn.
+ Nộp hồ sơ đăng ký thuế cùng với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển thông tin hồ sơ đã tiếp nhận sang cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
– Bước 3: Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi người nộp thuế nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, cơ quan sẽ gửi thông báo xác nhận tiếp nhận hồ sơ qua cổng mà người nộp thuế đã chọn.
Cơ quan thuế kiểm tra và xử lý hồ sơ theo quy định pháp luật. Kết quả sẽ được gửi qua cổng điện tử mà người nộp thuế đã sử dụng để nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định: Cơ quan thuế sẽ gửi kết quả giải quyết theo đúng thời hạn quy định trong Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai quy định: Cơ quan thuế sẽ thông báo không chấp nhận hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, thông báo này sẽ được gửi qua cổng điện tử mà người nộp thuế đã chọn.
4. Các lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế cho công ty
– Trước và trong quá trình làm thủ tục:
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến thời điểm chuyển quận để cơ quan thuế chốt lại hóa đơn.
+ Không được phép xuất hóa đơn trong thời gian này, vì vậy cần có phương án dự phòng để tránh ảnh hưởng đến việc xuất hóa đơn cho khách hàng cũng như các vấn đề liên quan đến báo cáo và kê khai.
+ Hoàn thành các nghĩa vụ thuế, bao gồm việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và hủy chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
– Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế:
+ Đặt bảng hiệu mới cho công ty với địa chỉ đã thay đổi, bởi thủ tục chốt thuế thường gắn liền với việc chuyển địa điểm kinh doanh. Bạn cần làm bảng hiệu mới và treo tại địa chỉ trụ sở mới.
+ Nộp thông báo điều chỉnh thông tin phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế tại quận mới theo mẫu.
5. Đơn vị hỗ trợ chuyển cơ quan quản lý thuế
Khi bạn loay hoay tìm hiểu và chưa biết làm hồ sơ cũng như chưa nắm rõ quy trình thực hiện chuyển cơ quan quản lý thuế cho doanh nghiệp mình thì có thể tìm đến 1 đơn vị chuyên môn nhờ tư vấn và hỗ trợ NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – TIẾT KIỆM THỜI GIAN, CÔNG SỨC – CHI PHÍ HỢP LÝ.
Và chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn giải quyết những vấn đề trên. Liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
Hôm nay DC xin chia sẻ Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần. Đây là nội dung mà nhiều doanh nghiệp thắc mắc và đang cần nắm rõ để thực hiện theo đúng quy định.
1. Người đại diện theo pháp luật của công ty là ai?
Căn cứ nội dung Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được hiểu là cá nhân đại diện công ty để thực hiện các giao dịch, hành vi hành chính vì lợi ích của công ty và được trao quyền tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
Cũng tại Khoản 2 Điều 12 của Luật này, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đó.
Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật, áp dụng Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc (Tổng) Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Nếu công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
2. Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần
Doanh nghiệp có quyền thay thế, thêm mới hoặc loại bỏ bớt người đại diện theo pháp luật bằng cách thực hiện thủ tục thông báo thay đổi người đại diện với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Quy trình gồm các bước sau:
* Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty có thể làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty hoặc không. Theo Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty cần chuẩn bị những giấy tờ sau để thông báo thay đổi người đại diện của doanh nghiệp:
– Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty.
– Quyết định và bản sao hợp lệ Biên bản họp trong các trường hợp cụ thể sau:
+ Nếu việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty làm thay đổi nội dung Điều lệ: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ghi nhận việc thay đổi người đại diện. Lúc này, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký;
+ Nếu việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không làm thay đổi nội dung Điều lệ ngoại trừ nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện: Biên bản họp Hội đồng quản trị ghi nhận việc thay đổi người đại diện. Quyết định của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký.
– Văn bản ủy quyền đối với người nộp hồ sơ là người được công ty ủy quyền. Đồng thời, người được ủy quyền phải nộp kèm một trong các loại Giấy tờ chứng thực cá nhân bản sao hợp lệ: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Bước 2. Nộp hồ sơ
Theo Khoản 1 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, có 03 phương thức để nộp hồ sơ, cụ thể:
– Cách 1: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng ĐKKD) thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Cách 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
– Cách 3: Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
* Bước 3: Nộp phí, lệ phí
* Bước 4: Nhận kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo chấp thuận.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu công ty sửa đổi, bổ sung và nộp lại để xử lý.
Trong trường hợp nộp hồ sơ qua mạng, doanh nghiệp có thể được yêu cầu nộp hồ sơ bản giấy để đối chiếu.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả là giấy đăng ký doanh nghiệp sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật (bị thay đổi) thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới do Hội đồng quản trị bầu.
– Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, công ty phải đăng ký thay đổi thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;
– Nếu người đại diện theo pháp luật cũ là trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu thay đổi thì công ty cần làm thủ tục thay đổi;
– Đối với công ty có giấy phép kinh doanh (Giấy phép lữ hành, Giấy phép VSATTP, Giấy phép kinh doanh vận tải, Giấy phép PCCC…) phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đại diện trên các giấy phép này;
*Lưu ý: Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới, ngoài việc thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng, nộp thuế thu nhập (nếu phát sinh thu nhập chịu thuế).
Bộ Tài chính sẽ sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu và hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử trong thời gian đến.
Vào ngày 5/11 vừa qua, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Nhiều ý kiến đại biểu trước đó tập trung vào giải pháp làm sao để tăng thu ngân sách, chống thất thu, nhất là trong lĩnh vực quản lý thuế đối với việc mua bán trên sàn thương mại điện tử.
Về vấn đề thu ngân sách, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết: 4 năm qua chúng ta đã thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa mở rộng, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp; đồng thời tăng chi ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Cụ thể, trong 4 năm qua Quốc hội và Chính phủ cũng đã thực hiện miễn, giảm nhiều loại thuế, phí với tổng số tiền lên đến gần 800 nghìn tỷ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Về thu ngân sách, 4 năm qua đã vượt thu ngân sách gần 1 triệu tỷ đồng để đầu tư làm đường giao thông, sân bay, bến cảng, chi an sinh xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng…
Để có kết quả này, ngành thuế và ngành hải quan đã có sự đổi mới, thay đổi toàn diện phương thức thu, chuyển từ thu thủ công sang thu điện tử với một loạt giải pháp đồng bộ, hiệu quả như: Phát hành hóa đơn điện tử, kết nối dữ liệu tính tiền, yêu cầu xuất hóa đơn qua từng lần tính tiền, thu từ hoạt động của các sàn thương mại điện tử trong nước, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới,….
Về sàn thương mại điện tử, hiện nay Bộ Tài chính đã triển khai thu thuế của sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đối với 102 nhà cung cấp của nước ngoài như Facebook, Google… Tổng số thuế đã nộp đến nay là 18.600 tỷ đồng. Đồng thời cũng triển khai thu thuế đối với các sàn thương mại điện tử trong nước.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết: Sắp đến Bộ Tài chính sẽ ra mắt công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu và mua bán trên sàn thương mại điện tử.
Qua đây, DC cũng muốn chia sẻ bài viết đến các cá nhân, đơn vị đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nắm bắt kịp thời các thông tin, quy định, nghĩa vụ nộp thuế kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật.
——————————–
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
Tại sao thái độ lại quan trọng hơn trình độ trong công việc?
Trong môi trường làm việc hiện đại, kiến thức chuyên môn là cần thiết, nhưng thái độ tích cực mới là yếu tố giúp bạn thực sự phát triển và thành công!
DC luôn tin rằng:
– Thái độ quyết định sự khác biệt: Một người có thái độ cầu tiến, sáng tạo và sẵn sàng học hỏi sẽ vượt qua mọi khó khăn và tìm ra giải pháp cho vấn đề, dù trình độ ban đầu chưa phải là cao nhất.
– Sự cống hiến tạo dựng niềm tin: Không chỉ kiến thức mà thái độ trong công việc sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, tạo dựng niềm tin với đồng nghiệp và khách hàng.
– Tinh thần làm việc đoàn kết: Thái độ tích cực giúp tạo nên một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và luôn hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Tại DC, chúng tôi luôn tuyển dụng những ứng viên không chỉ có kỹ năng, mà còn có thái độ làm việc đúng đắn, tinh thần cầu tiến và sự nhiệt huyết trong công việc. Đó là chìa khóa để cùng nhau vươn tới thành công lâu dài.
Hãy để thái độ tích cực dẫn dắt bạn đi xa hơn trong sự nghiệp!
Với Video này, DC muốn truyền tải thông điệp mạnh mẽ về giá trị của thái độ trong công việc, đồng thời khuyến khích mọi người hiểu rằng thái độ tích cực chính là yếu tố quyết định dẫn đến thành công, không chỉ ở công việc mà còn trong các mối quan hệ và sự nghiệp lâu dài.
——————————–
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
Hôm nay, DC chia sẻ cụ thể các nội dung liên quan đến việc Người nợ thuế bị khấu trừ tiền lương như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập
Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
Thông báo tiền thuế nợ;
Quyết định thu hồi hoàn;
Quyết định gia hạn;
Quyết định nộp dần;
Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;
Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;
Quyết định về bồi thường thiệt hại;
Quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, thu nhập khi nợ thuế
– Theo khoản 2 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019, tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó.
– Đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Người nợ thuế bị khấu trừ tiền lương như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 130 Luật Quản lý thuế, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
– Thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết.
– Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Nếu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
——————————–
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
Ngoài thời gian làm việc tập trung cao độ hỗ trợ cho khách hàng. DC cũng dành thời gian để quan tâm, chia sẻ và lưu giữ những hình ảnh, khoảnh khắc của mỗi thành viên DC, trong đó có dịp sinh nhật của mọi người.
Với DC, con người luôn là yếu tố hàng đầu để mang đến sự hài lòng cho khách hàng và sự thành công cho doanh nghiệp.
DC chúc cho những cô gái tháng 10 & 11 của DC sinh nhật vui vẻ, luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
📌Sáng ngày 14/11/2024 vừa qua, Ông Đầu Xuân Đức – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Tài chính Kế toán & Tư vấn thuế Đầu Xuân Đức tham dự Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Ariyana do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức.
– Diễn đàn là sự kiện với quy mô quốc tế về Khu Thương mại tự do và lĩnh vực logistics lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hoá việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc Hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và Đề án “Phát triển dịch vụ logistics thành phố Đà Nẵng kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông – Tây giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Diễn đàn quy tụ hơn 300 đại biểu, gồm: Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, UBND thành phố Đà Nẵng; các cơ quan ngoại giao trên địa bàn thành phố; các cơ quan nghiên cứu; đơn vị tư vấn; các chuyên gia, nhà khoa học; các ngân hàng, tổ chức tài chính,… trên địa bàn thành phố; các Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, Hiệp hội logistics Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng; Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA); Các doanh nghiệp logistics lớn tại các tỉnh, thành phố; các nhà đầu tư quan tâm đến phát triển ngành logistics, Khu thương mại tự do Đà Nẵng và đại diện Khu Thương mại tự do Colon, Panama.dịch vụ logistics thành phố Đà Nẵng kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông – Tây giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường nhấn mạnh: “Logistics là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân; đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thời gian qua, Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao; gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin”…
Phó Chủ tịch thành phố Trần Chí Cường cho biết trong giai đoạn đến, dịch vụ logistics tiếp tục được Đà Nẵng xác định là một ngành quan trọng, tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế – xã hội. Thành phố đang quyết liệt đẩy nhanh tiến trình đầu tư các dự án trọng điểm như khu bến Liên Chiểu, trung tâm logistics tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng cũng như các trung tâm logistics, cảng cạn…
👉Ông Đầu Xuân Đức cũng nhận đinh đây là cơ hội đang rất lớn cho tất cả các nhà tư vấn pháp luật, trong đó có cả lĩnh vực về thuế (ưu đãi, miễn giảm thuế …).
———————————
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC ☎️ 0935 786134 🏡 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng 🌐www.ketoandc.com 🌐www.dichvuketoandanang.vn
– Sau sự kiện tối ngày 12.11 theo giờ Việt Nam vừa qua, Hoa hậu Việt Nam Huỳnh Thị Thanh Thủy chính thức đăng quang ngôi vị Miss International 2024, DC có nhận được câu hỏi là tiền nhận được từ giải thưởng cuộc thi hoa hậu có phải kê khai và nộp thuế TNCN không?
– Để trả lời vấn đề này, DC xin chia sẻ bài viết sau:
1. Hoa hậu nhận tiền thưởng từ cuộc thi sắc đẹp có phải đóng thuế TNCN không?
– Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân – Số 04/2007/QH12 và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
– Theo khoản 6, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định.
Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm các cuộc thi sắc đẹp, là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Vì vậy, tiền thưởng mà hoa hậu nhận được từ cuộc thi sắc đẹp sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
2. Cách tính thuế TNCN đối với hoa hậu là cá nhân cư trú:
– Thu nhập tính thuế: Là phần giá trị tiền thưởng vượt 10 triệu đồng cho mỗi lần nhận thưởng.
– Thuế suất: 10% áp dụng trên phần giá trị giải thưởng vượt 10 triệu đồng.
– Thời điểm tính thuế: Là thời điểm mà tổ chức hoặc cá nhân trả thưởng cho người trúng giải.
– Nếu một giải thưởng có nhiều người trúng, thu nhập tính thuế sẽ chia đều cho từng người dựa trên căn cứ pháp lý. Nếu không có căn cứ này, thu nhập trúng thưởng sẽ tính cho một người.
3. Cách tính thuế TNCN đối với hoa hậu là cá nhân không cư trú:
– Theo Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân không cư trú cũng chịu thuế TNCN 10% trên phần giá trị giải thưởng vượt 10 triệu đồng.
– Thu nhập tính thuế từ giải thưởng của cá nhân không cư trú được xác định giống như đối với cá nhân cư trú.
Như vậy, khi Hoa hậu nhận thưởng từ cuộc thi sắc đẹp, bao gồm các cuộc thi hoa hậu trong nước và quốc tế thì cá nhân đó phải đóng thuế TNCN đối với toàn bộ phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng, mức thuế suất là 10%.
———————————
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
Hôm nay, DC chia sẻ và hướng dẫn bạn Quy trình, hồ sơ giải thể công ty, doanh nghiệp – 2024 mới nhất.
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể công ty, doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp bao gồm các quyền và nghĩa vụ. Quyết định giải thể có thể xuất phát từ doanh nghiệp (giải thể tự nguyện) hoặc của cơ quan có thẩm quyền (giải thể bắt buộc).
Các trường hợp giải thể công ty cổ phần, giải thể công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên hay giải thể doanh nghiệp tư nhân đều có thể tham khảo quy trình giải thể doanh nghiệp qua bài viết này.
2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp, công ty
Theo Luật Doanh nghiệp, 4 trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện giải thể (tự nguyện hoặc bắt buộc) bao gồm:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Số lượng thành viên tối thiểu của công ty không đủ liên tục trong 6 tháng mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi giấy phép kinh doanh (trừ khi có quy định khác từ Luật Quản lý thuế).
Tuy nhiên để có thể hoàn thành thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, doanh nghiệp đang không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp, công ty bao gồm những gì?
Giải thể công ty bao gồm giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Và với mỗi trường hợp giải thể, còn có nhiều trường hợp nhỏ hơn.
3.1. Giải thể tự nguyện
Giải thể tự nguyện sẽ gồm 2 trường hợp nhỏ: chưa phát sinh hóa đơn và đã phát sinh hóa đơn. Dù doanh nghiệp giải thể đã phát sinh hay chưa phát sinh doanh thu, đều phải nộp hồ sơ đồng thời cho cơ quan quản lý thuế và Sở KH&ĐT với chi tiết hồ sơ như sau:
➤ Hồ sơ giải thể đã phát sinh/chưa phát sinh hóa đơn gửi cơ quan thuế
+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu 24-ĐK-TCT).
+ Xác nhận không nợ thuế hải quan;
+ Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
+ Quyết định giải thể công ty;
+ Giấy ủy quyền.
➤ Hồ sơ giải thể đã phát sinh/chưa phát sinh hóa đơn gửi Sở KH&ĐT
+ Thông báo giải thể;
+ Quyết định giải thể;
+ Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
+ Danh sách người lao động;
+ Danh sách chủ nợ và các khoản nợ đã thanh toán;
+ Báo cáo thanh lý tài sản;
+ Giấy xác nhận trả con dấu cho cơ quan công an;
+ Giấy ủy quyền.
3.2. Giải thể bắt buộc
Doanh nghiệp thuộc trường hợp buộc phải giải thể theo lệnh của Tòa án hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp… chuẩn bị bộ hồ sơ tương tự với hồ sơ giải thể tự nguyện.
4. Quy trình thực hiện giải thể doanh nghiệp
4.1. Giải thể tự nguyện
➤ Giải thể doanh nghiệp chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn, bạn tiến hành các bước nộp hồ sơ cho cơ quan thuế và Sở KH&ĐT như sau:
– Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
+ Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế;
+ Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp;
+ Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan khác tại thời điểm giải thể như: báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý…
– Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
+ Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
+ Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
➤ Giải thể doanh nghiệp đã phát sinh hóa đơn, doanh thu
Các bước giải thể của doanh nghiệp đã phát sinh doanh thu tương tự với trường hợp chưa phát sinh doanh thu, chỉ khác là doanh nghiệp phải nộp thông báo hủy hóa đơn cho Chi cục Thuế và quá trình xét duyệt các vấn đề về thuế phức tạp hơn. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
– Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
+ Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế tại Tổng cục Hải quan;
+ Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế;
+ Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan cho Chi cục Thuế như: thông báo hủy hóa đơn, báo cáo thuế/quý chưa nộp tại thời điểm giải thể, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu tờ khai thuế, các khoản nợ thuế…
– Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
+ Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
+ Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
4.2. Giải thể bắt buộc
➤ Giải thể công ty do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế: tương tự như trường hợp giải thể tự nguyện.
Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT:
– Bước 1: Ngay sau ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận quyết định giải thể của Toà án, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (kèm quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án);
– Bước 2: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể từ Tòa án, doanh nghiệp phải tổ chức cuộc họp để thông qua quyết định giải thể. Sau đó, doanh nghiệp gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cá nhân, tổ chức liên quan như người lao động, khách hàng, đối tác…;
– Bước 3: Niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính công ty và các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
– Bước 4: Trường hợp chưa thanh toán xong các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác, doanh nghiệp phải gửi phương án giải quyết đến chủ nợ, cá nhân, tổ chức có liên quan;
– Bước 5: Doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản và các khoản nợ;
– Bước 6: Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính liên quan, doanh nghiệp nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp cho Sở KH&ĐT;
– Bước 7: Sở KH&ĐT sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp “đã giải thể” trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không có sự phản đối nào từ các bên liên quan trong vòng 180 ngày, kể từ ngày thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, hoặc trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận hồ sơ giải thể.
➤ Giải thể công ty do không đảm bảo số lượng thành viên theo quy định về loại hình
Ngoài trường hợp bị thu hồi giấy phép, nếu doanh nghiệp thay đổi số lượng thành viên nhưng không làm thủ tục điều chỉnh loại hình doanh nghiệp trong 6 tháng liên tục thì thuộc trường hợp giải thể bắt buộc. Tuy nhiên, với trường hợp này, bạn thực hiện thủ tục tương tự như giải thể tự nguyện
Lưu ý: Dù giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc, doanh nghiệp phải giải thể đồng thời chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu có.
5. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp, công ty trọn gói tại Đà Nẵng
Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói thì hãy liên hệ ngay:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC