QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN NGƯỜI CÓ THU NHẬP NHIỀU NƠI

Ngày nay, để tăng thêm thu nhập cho bản thân, nhiều cá nhân làm việc ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, điều này gây ra nhiều trở ngại cho họ trong quá trình thực hiện quyết toán thuế TNCN.

Cá nhân tự thực hiện quyết toán hay ủy quyền cho doanh nghiệp? Nếu ủy quyền cho DN có được phép ủy quyền cho cả 2 DN hay không?

Để làm rõ những thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về 5 trường hợp quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có từ 2 nguồn thu nhập trở lên:

𝐓𝐇 𝟎𝟏: Đối với cá nhân có thu nhập 2 nơi đều là vãng lai (không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng thời hạn < 3 tháng)

– Thu nhập nào > 2 triệu/tháng thì: Khấu trừ 10%

– Thu nhập dưới 2 triệu/tháng: không khấu trừ

Tự thực hiện quyết toán tại nơi cư trú

𝐓𝐇 𝟎𝟐: Hai nơi trong đó 01 nơi là thu nhập vãng lai dưới 10 triệu đồng/tháng đã khấu trừ và không có nhu cầu quyết toán phần thu nhập này, một nơi là thu nhập cố định, ký hợp đồng lao động >3 tháng

– Thu nhập vãng lai: khấu trừ 10%

– Thu nhập tại nơi ký HĐ: lũy tiến từng phần

Được ủy quyền quyết toán thuế

𝐓𝐇 𝟎𝟑: Hai nơi trong đó 01 nơi là thu nhập vãng lai trên 10 triệu đồng/tháng đã khấu trừ và không có nhu cầu hoặc có nhu cầu quyết toán phần thu nhập này, một nơi là thu nhập cố định, ký hợp đồng lao động >3 tháng

– Thu nhập vãng lai: khấu trừ 10%

– Thu nhập tại nơi ký HĐ: lũy tiến từng phần

Tự quyết toán thuế tại nơi cư trú

𝐓𝐇 𝟎𝟒: Hai nơi đều là ký hợp đồng lao động dài hạn >3 tháng và hiện đang làm việc ở cả hai nơi tới thời điểm quyết toán

– Cả hai nơi đều tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Tự quyết toán thuế tại nơi trả thu nhập mà cá nhân này đăng ký giảm trừ cá nhân + người phụ thuộc

𝐓𝐇 𝟎𝟓: Xuất hiện thu nhập ở hai nơi nhưng không phải đồng thời như các trường hợp nghỉ việc tại 1 doanh nghiệp A sau đó chuyển sang doanh nghiệp B làm việc ký hợp đồng dài hạn thì không được coi là thu nhập hai nơi.

– Cả hai nơi đều tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Tự quyết toán thuế tại nơi cư trú

——————————
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
Hotline/zalo: 0935 786134
Address: 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
www.dichvuketoandanang.vn

THUẾ TNCN ĐỐI VỚI KHOẢN CHI ĐI NGHỈ MÁT CỦA NHÂN VIÊN

Hằng năm, các công ty và doanh nghiệp thường tổ chức chương trình du lịch, nghỉ mát cho nhân viên nhằm khích lệ tinh thần làm việc, giao lưu giữa các đồng nghiệp sau quá trình đồng hành phát triển cùng công ty.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết chi phí nghỉ mát cho nhân viên có tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Và trường hợp nào cần thực hiện thuế TNCN đối với việc tổ chức chương trình này.

Các văn bản hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản chi đi nghỉ mát của nhân viên được tổng hợp, tóm tắt qua các hình ảnh sau:

Liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0935 786134 để được tư vấn miễn phí

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty giá rẻ tại Đà Nẵng

Bạn đang muốn tìm đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín, gái rẻ tại Đà Nẵng? Công ty kế toán Đầu Xuân Đức (DC ACCOUNTING & TAX) sẽ là đơn vị đồng hành cùng bạn trong quá trình thành lập công ty của bạn. DC ACCOUNTING & TAX cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty tại Đà Nẵng. Bàn giao giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng hẹn chậm nhất sau 7 ngày làm việc.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty Đà Nẵng tại Công ty kế toán Đầu Xuân Đức

Lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại DC ACCOUNTING & TAX, bạn sẽ nhận được toàn bộ các dịch vụ sau:

  • Tư vấn đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,…)
  • Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp (giấy đăng ký, điều lệ công ty,…)
  • Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Theo dõi tiến trình nộp hồ sơ (cập nhật, chỉnh sửa bổ sung nếu có)
  • Nộp phí đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Nộp giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Phí khắc dấu pháp nhân

Khách hàng cần cung cấp thông tin gì khi thành lập công ty

Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin sau, DC ACCOUNTING & TAX sẽ hoàn thành tất cả thủ tục thành lập doanh nghiệp của bạn: 

  • Thông tin liên quan đến công ty dự kiến thành lập bao gồm: Tên công ty, địa chỉ trụ sở công ty, ngành nghề hoạt động, vốn điều lệ, phần trăm góp vốn của mỗi thành viên
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu (còn hạn sử dụng) của người đại diện theo pháp luật các những cá nhân góp vốn
  • Số điện thoại sử dụng để đăng ký Giấy phép kinh doanh

Quy trình thành lập doanh nghiệp, công ty tại Đà Nẵng

Các bước thực hiện khi thành lập công ty tại Đà Nẵng

Bước 1. Lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty

Hồ sơ sẽ bao gồm các văn bản, giấy tờ sau:

  • Văn bản nghị đăng ký thành lập công ty do người đại diện theo pháp luật ký.
  • Văn bản điều lệ công ty.
  • Văn bản tổng hợp danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp doanh)
  • Văn bản tổng hợp danh sách cổ đông cùng sáng lập công ty đối với công ty cổ phần
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật
  • Trường hợp chủ sở hữu công ty/các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân: cung cấp bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người này.
  • Trường hợp chủ sở hữu/thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức: cung cấp bản sao hợp lệ Văn bản Quyết định thành lập hoặc Văn bản chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức theo quy định; Bản sao chứng thực hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Văn bản uỷ quyền cho người trực tiếp làm thủ tục đăng ký kinh doanh
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.
  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty

 

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KHĐT TP. Đà Nẵng

Sau khi hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp có thể nộp theo 2 cách dưới đây: 

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT thành phố Đà Nẵng. Địa chỉ:  Tầng 6 tòa nhà Trung tâm hành chính, số 24 đường Trần Phú, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

Bước 3: Nhận kết quả 

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Phòng ĐKKD TP. Đà Nẵng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và trả kết quả:

  • Đối với hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tuyến trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia
  • Đối với hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh TP. Đà Nẵng sẽ gửi lại hồ sơ cho doanh nghiệp kèm theo lý do, yêu cầu sửa đổi bổ sung 

Bước 4: Các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận được Văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cần thực hiện các thủ tục:

  • Thiết kế bảng hiệu doanh nghiệp tại trụ sở
  • Khắc dấu doanh nghiệp, dấu chức danh giám đốc
  • Mua chữ ký số điện tử
  • Lập tài khoản doanh nghiệp, khai báo với với CQT
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
  • Mua và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử
  • Báo cáo thuế và làm sổ sách kế toán hàng tháng, quý, năm

Cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty

Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, doanh nghiệp cần chuẩn bị các văn bản, giấy tờ xác minh và thông tin về công ty dự kiến thành lập:

1.Xác định loại hình kinh doanh khi thành lập công ty

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, mục tiêu hoạt động. Dựa vào Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

  • Là loại hình công ty được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Được phân thành 2 loại doanh nghiệp:
  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Có ít nhất 03 cổ đông đồng thời góp vốn, cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Các cổ đông cùng đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Xác minh loại hình kinh doanh khi thành lập công ty

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân được thành lập do cá nhân bỏ vốn, tự làm chủ. Cá nhân tự chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Công ty tư nhân sẽ không có tư cách pháp lý, không được phép phát hành chứng khoán. Hơn nữa không được góp vốn hay mua cổ phần từ công ty cổ phần, TNHH, công ty hợp danh.

Công ty hợp danh

Loại hình công ty hợp danh phải có tối thiểu hai chủ sở cùng thành lập bằng một tên gọi. Sau khi doanh nghiệp được thành lập, loại hình này sẽ có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là không được phép phát hành chứng khoán.

2.  Xác định tên doanh nghiệp

Lựa chọn tên công ty dự định đặt theo đúng quy định của pháp luật. Tên doanh nghiệp gồm 2 phần: loại hình doanh nghiệp + tên riêng:

  • Tên riêng: được đặt bằng các chữ cái nằm trong bảng chữ cái tiếng việt, chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu khác.
  • Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn tên sao cho đúng với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét để tránh đặt tên vi phạm bản quyền của doanh nghiệp, thương hiệu khác.
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại DC ACCOUNTING & TAX sẽ tư vấn cho bạn về cách đặt tên, hỗ trợ tra cứu và đăng ký tên doanh nghiệp. Tránh trường hợp trùng lặp, vi phạm bản quyền, quy định của pháp luật.

3.  Xác định Địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở công ty là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Do vậy khi thành lập doanh nghiệp chúng ta cần phải biết về quy định về việc đặt địa chỉ trụ sở công ty

4. Xác định Vốn điều lệ 

Dựa vào khoản 43 điều 4 tại Luật Doanh Nghiệp 2020, số 59/2020/QH14, Vốn điều lệ được hiểu là toàn bộ giá trị tài sản tất cả các thành viên, chủ sở hữu của công ty đã góp vốn hoặc có cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

5. Xác định ngành nghề hoạt động kinh doanh

Nắm rõ các quy định về ngành nghề kinh doanh, lựa chọn ngành nghề phù hợp với lĩnh vực hoạt động thực tế để đăng ký cấp phép kinh doanh. Đảm bảo quy trình tuân theo quy định của pháp luật.

Xác định và lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính cho công ty. Doanh nghiệp có thảm khảo thông qua Danh mục mã ngành nghề tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Xem thêm: Một số lưu ý doanh nghiệp mới thành lập nên biết

Nếu bạn cần tư vấn để lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Công ty kế toán Đầu Xuân Đức, chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc!

CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH

Cách tính Thuế môn bài cho Hộ kinh doanh

Theo Thông tư 65/2020/TT-BTC, mức thuế môn bài áp dụng với hộ kinh doanh như sau;
• Doanh thu trên 500 triệu/năm: Nộp thuế môn bài 1 triệu đồng/năm.
• Doanh thu từ 300-500 triệu/năm: Nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm.
• Doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng/năm: Nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm.
• Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: Miễn lệ phí môn bài

Trong đó, doanh thu để làm căn cứ tính thuế môn bài đối với hộ kinh doanh là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Cách thính thuế TNCN và GTGT 

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC và Thông tư 100/2021/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế trên doanh thu. Công thức cụ thể như sau:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT.
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN.
Trong đó

Doanh thu tính Thuế được xác định như sau;

• Doanh thu tính thuế (GTGT và TNCN) đối với hộ kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Tỷ lệ % Thuế tính trên doanh thu khoán

• Trường hợp hộ kinh doanh hoạt động nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu áp dụng với từng lĩnh vực, ngành nghề.

• Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng ngành nghề, lĩnh vực áp dụng theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC.

CÁC BƯỚC LẬP BÁO CÁO THUẾ HỘ KINH DOANH

 Xác định đối tượng hộ kê khai:

𝐻𝑜̣̂ 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ (𝐻𝐾𝐷) 𝑙𝑎̀ 𝐻𝑜̣̂ 𝑘𝑒̂ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑖 𝑡𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢:

• HKD quy mô lớn.

• HKD chưa đủ tiêu chí quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

𝑇𝑟𝑜𝑛𝑔 đ𝑜́, 𝑡𝑖𝑒̂𝑢 𝑐ℎ𝑖́ đ𝑒̂̉ 𝑥𝑎́𝑐 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑦 𝑚𝑜̂ 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝐻𝐾𝐷 𝑏𝑎𝑜 𝑔𝑜̂̀𝑚 𝑐𝑎́𝑐 𝑦𝑒̂́𝑢 𝑡𝑜̂́ 𝑣𝑒̂̀ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑠𝑜̂́ 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑠𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔, 𝑐𝑢̣ 𝑡ℎ𝑒̂̉:

• Với ngành nghề kinh doanh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng thì là hộ có số lao động tham gia BHXH/năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm liền kề trước đó từ 3 tỷ đồng trở lên.

• Với ngành nghề kinh doanh là thương mại, dịch vụ thì là hộ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ trên 10 tỷ đồng.

Hộ kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo Thông tư 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính từ ngày 01/01/2022. Nếu Hộ ở trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu kinh doanh theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không cần thực hiện chế độ kế toán.

𝑇𝑒̂𝑛 𝑠𝑜̂̉ 𝑘𝑒̂́ 𝑡𝑜𝑎́𝑛 𝐾𝑦́ ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢
  1. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ Mẫu số S1- HKD
  2. Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mẫu số S2-HKD
  3. Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Mẫu số S3-HKD
  4. Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN Mẫu số S4-HKD
  5. Sổ theo dõi TH TT tiền lương và các khoản nộp theo lương của NLĐ Mẫu số S5-HKD
  6. Sổ quỹ tiền mặt Mẫu số S6-HKD
  7. Sổ tiền gửi ngân hàng Mẫu số S7-HKD

Lập hồ sơ khai thuế của hộ kê khai

𝐻𝑜̂̀ 𝑠𝑜̛ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑢𝑒̂́ đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 ℎ𝑜̣̂ 𝑘𝑒̂ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑏𝑎𝑜 𝑔𝑜̂̀𝑚:

• Tờ khai thuế mẫu số 01/CNKD ban hành theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

• Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ mẫu số 01-2/BK-HĐKD theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trường hợp hộ kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD.

• Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nộp thuế theo phương pháp kê khai) thực hiện chế độ sổ sách kế toán thì chỉ phải nộp báo cáo tháng tháng hoặc theo quý tới cơ quan thuế, không cần nộp báo cáo tài chính năm như doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ khai thuế

Địa điểm: Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp nơi hộ kê khai hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thời hạn:

• Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

• Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Nộp tiền thuế

• Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Tức là nộp tờ khai thuế ngày nào thì nộp tiền thuế ngày đó.

• Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ tốt nhất 

NHỮNG CÔNG VIỆC HỘ KINH DOANH CẦN THỰC HIỆN

1. Nộp Thuế theo quy định

Có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh cần nộp, gồm có::
• Lệ phí môn bài
• Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
• Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Bên cạnh đó, hộ kinh doanh có thể chịu thêm một số loại thuế khác như: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, …

2. Các phương pháp kê khai Thuế hộ kinh doanh

2.1 Phương pháp kê khai: 

Dựa vào Khoản 3, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định: “Phương pháp kê khai là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.”

Như vậy, Hộ kê khai là hộ kinh doanh:
• Kê khai theo tháng/quý định kỳ.
• Tổng doanh thu năm trước trên 50 tỷ: Kê khai thuế theo tháng
• Tổng doanh thu năm trước từ dưới 50 tỷ và HKD mới thành lập: Kê khai thuế theo quý
2.2 Phương pháp kê khai Thuế theo từng lần phát sinh

Theo khoản 5, điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định: “Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ doanh thu thực tế từng lần phát sinh.

Như vậy, kê khai theo lần phát sinh là hộ kinh doanh:
• Không cần kê khai định kỳ.
• Không cần nộp thuế khoán hằng năm.
• Kê khai khi mua hoá đơn tại chi cục thuế trực thuộc.

2.3 Phương pháp khoán

Theo Khoản 7, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định “Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế”

Hộ khoán khai thuế khoán ổn định 01 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính do CQT cung cấp. Đối với hộ khoán nếu có sử dụng hóa đơn do Cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không bao gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.

Như vậy, Hộ khoán là hộ kinh doanh:
• Không cần kê khai định kỳ.
• Phải đóng thuế khoán hằng năm.
• Kê khai thuế theo từng lần phát sinh khi có nhu cầu mua hoá đơn

Vậy hộ kê khai cần lựa chọn phương pháp khai thuế phù hợp và nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty kế toán Đầu Xuân Đức qua hotline/zalo 𝟎𝟗𝟑𝟓 𝟕𝟖𝟔𝟏𝟑𝟒 để được tư vấn miễn phí.

MỨC XỬ PHẠT VỀ THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ

Điều 13 tại NĐ 125/2020 quy định xử phạt vi phạm về chậm nộp hồ sơ khai thuế quy định mức #xử_phạt_về_thời_hạn_nộp_hồ_sơ_khai_thuế như sau:

  1. Phạt cảnh cáo khi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01 – 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ
  2. Phạt tiền từ 2-5 triệu khi nộp quá hạn từ 01 đến 30 ngày, trừ trường hợp 1
  3. Phạt tiền từ 5-8 triệu khi nộp quá hạn từ 31 đến 60 ngày
  4. Phạt tiền từ 8-15 triệu đối với một trong các hành vi sau:
    – Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 61 – 90 ngày
    – Nộp quá hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
    – Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh thuế phải nộp
    – Không nộp phụ lục kèm theo QT thuế TNDN khi DN có giao dịch liên kết
  5. Phạt tiền từ 15 – 25 triệu khi nộp quá hạn trên 90 ngày, có phát sinh thuế phải nộp và NNT đã nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào NS trước thời điểm CQT công bố QĐ kiểm – thanh tra thuế hoặc trước thời điểm lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế
Nếu tiền phạt lớn hơn số thuế trên hồ sơ khai thuế thì: tiền phạt tối đa bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trong hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tại điểm 4 điều này
Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0935 786134 để được hỗ trợ.

𝐔̛𝐔 Đ𝐈𝐄̂̉𝐌 𝐂𝐔̉𝐀 𝐓𝐀̣𝐌 𝐍𝐆𝐔̛̀𝐍𝐆 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐒𝐎 𝐕𝐎̛́𝐈 𝐆𝐈𝐀̉𝐈 𝐓𝐇𝐄̂̉?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi những rủi ro, bao gồm cả trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động kinh doanh thậm chí là giải thể doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp đều được hiểu là doanh nghiệp dừng tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp nên chọn tạm ngừng hđ hay giải thể doanh nghiệp?

Theo Công ty kế toán Đầu Xuân Đức, nếu bạn vẫn muốn thực hiện kinh doanh trong tương lai, bạn nên chọn cách tạm ngưng hoạt động kinh doanh và sau đó đăng ký doanh nghiệp trở lại nếu có nhu cầu, thay vì thực hiện giải thể doanh nghiệp vì:
  - Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản và dễ thực hiện hơn so với giải thể;
  - Tạm ngừng kinh doanh sẽ giữ được thâm niêm cũng như lịch sử hình thành phát triển của doanh nghiệp;
  - Khi hết thời hạn tạm ngừng doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại hoặc tiếp tục làm thủ tục tạm ngừng nếu chưa đủ điều kiện hoạt động trở lại;
  - Kết thúc thời hạn tạm ngừng, chủ doanh nghiệp không còn nhu cầu kinh doanh có thể bán lại công ty

Phía trên là những ưu điểm mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn giữa việc tạm ngừng kinh doanh và giải thể. Liên hệ với chúng tôi – Công ty kế toán Đầu Xuân Đức qua hotline/zalo 0935.786.134 để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn miễn phí.

__________________________________________________

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KÉ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://dichvuketoandanang.vn/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Hộ kinh doanh có được lựa chọn cách thức nộp thuế không? Kê khai và Khoán

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quyền lựa chọn cách thức khai thuế hay không? Làm thế nào để tính số thuế phải nộp? Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết sau đây

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là cơ sở sản xuất, buôn bán được cá nhân hoặc thành viên trong hộ gia đình thực hiện thành lập và đảm bảo trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh theo những quy định được nêu tại  Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký hộ kinh doanh và văn bản chỉ dẫn hoặc chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay đổi (nếu có)

Hộ kinh doanh là gì?

Nếu các thành viên trong hộ gia đình thực hiện đăng ký thì ủy quyền cho 1 cá nhân trong hộ làm đại diện. Cá nhân này sẽ là người đăng ký hộ kinh doanh (chủ hộ kinh doanh)

Hộ kinh doanh có được lựa chọn cách thức nộp thuế không?

Hộ kinh doanh có thể lựa chọn phương pháp nộp thuế như nộp thuế theo cách thức kê khai và nộp thuế theo cách thức khoán

Hộ kinh doanh được lựa chọn cách nộp thuế

Đọc thêm:

>>> Hướng dẫn cách khai và nộp thuế khoán

>>> Hộ kê khai thực hiện kê khai và nộp thuế

Thời hạn nộp thuế: Hộ khoán mới thực hiện kinh doanh (trong đó bao gồm trường hợp chuyển từ kê khai sang khoán), chuyển đổi cách thức kê khai, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi quy mô hoạt động, trong năm thì hạn để thực hiện nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán trễ nhất từ thời điểm bắt đầu thực hiện kinh doanh là ngày thứ 10

Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh có đầy đủ điều kiện là nằm trong diện hộ kinh doanh có quy mô lớn thì bắt buộc phải  phải thực hiện nộp thuế theo cách thức kê khai

Cách tính thuế 

Tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh sẽ là doanh thu tính cả thuế (đối với diện chịu thuế) của tổng tiền bán sản phẩm, tiền hoa hồng, tiền sản xuất, tiền dịch vụ phát sinh khác trong kỳ tính thuế từ việc sản xuất, bán hàng hóa dịch vụ, khoản thưởng, khuyến mãi, chiết khấu,..

Các khoản trợ giá, phụ trội, phụ thu khác, khoản phí thu thêm được hưởng theo quy định; 

Các khoản bồi thường trong trường hợp làm sai hợp đồng, và các khoản bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); 

Các khoản doanh thu khác mà hộ kinh doanh hay cá nhân được nhận bất kể trường hợp đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu bao gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng cụ thể trên mỗi lĩnh vực, ngành nghề theo văn bản hướng dẫn tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC.

Đối với trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động đa lĩnh vực thì cần kê khai và tính thuế dựa vào tỷ lệ thuế tính trên doanh thu cho từng lĩnh vực hoạt động

Đối với hộ cá nhân, hộ kinh doanh không thể xác định doanh thu tính thuế trên mỗi lĩnh vực hoạt động hoặc xác định sai với thực tế thì CQT sẽ ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực hoạt động dựa vào các quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Cách tính tổng số thuế phải nộp

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn nêu trên.
  • Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Bài viết trên Công ty tài chính kế toán – thuế Đầu Xuân Đức đã giúp bạn lý giải chi tiết về cách tính thuế. Hộ kinh doanh là gì? Bên cạnh đó trả lời cho câu hỏi hộ kinh doanh được quyền lựa chọn cách thức khai thuế không? Cảm ơn bạn đã đọc!

Hướng dẫn cách khai và nộp thuế khoán

Thuế khoán là hình thức được nhiều hộ kinh doanh quy mô nhỏ lựa chọn để thực hiện khai và nộp thuế. Tuy nhiên quy trình hộ khoán thực hiện khai, nộp thuế như thế nào để tối ưu và đúng theo quy định của pháp luật. Cùng công ty kế toán Đầu Xuân Đức tìm hiểu về cách nộp thuế khoán qua bài viết dưới đây nhé! 

Hướng dẫn khai và nộp thuế khoán

Hóa đơn

Hộ kinh doanh khi dùng hóa đơn cho khách hàng thì đề nghị CQT cấp theo từng lần phát sinh. Hộ khoán phải đảm bảo việc lưu trữ và xuất trình hoá đơn, giấy tờ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá, sản phẩm dịch vụ hợp pháp cho CĐT để được cấp hóa đơn khi có phát sinh

Đối với những hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu

Trường hợp hộ khoán dùng hóa đơn do CQT cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không bao gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.

Thực hiện khai thuế khoán

Hộ khoán có thể thực hiện khai thuế theo hình thức trực tuyến thông qua 2 cách dưới đây:

  • Truy cập địa chỉ website thuedientu.gdt.gov.vn phân hệ “CÁ NHÂN”
  • Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia để khai thuế

Hướng dẫn cách nộp thuế khoán

Hộ khoán thực hiện nộp thuế vào Ngân sách nhà nước hoặc thông qua các tổ chức được ủy quyền thu theo Thông báo của Cơ quan thuế.

Thông báo nộp tiền của Cơ quan thuế

Đối với những hộ ổn định đầu năm, CQT sẽ gửi Thông báo nộp tiền kèm theo Bảng danh sách hộ khoán trong cùng địa bàn/ngành hàng. Nếu CQT đã thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử thì thông báo gửi về sẽ không kèm Bảng danh sách trên.

Sau khi nộp thuế, hộ khoán được nhận văn bản xác minh đã hoàn thành việc nộp thuế, có thể là một trong các chứng từ sau: 

  • Đối với hộ khoán nộp điện tử: Giấy nộp tiền có xác nhận của Ngân hàng thương mại
  • Hộ khoán nộp trực tiếp tại Kho bạc: Giấy nộp tiền có xác nhận của Kho bạc nhà nước
  • Trường hợp hộ khoán nộp tại điện bàn có ủy nhiệm thu thuế: Biên lai thu lệ phí của tổ chức được ủy nhiệm thực hiện thu thuế
  • Trường hợp hộ khoán thuộc khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn: Biên lai thu thuế, phí của cơ quan thuế
  • biên lai thu thuế, phí, lệ phí của CQT (đối với hộ khoán tại địa bàn không có điểm thu, chưa thực hiện ủy nhiệm thu thuế và thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn) 

Nộp thuế theo hình thức điện tử

Hộ khoán có thể thực hiện thuế theo 2 phương thức điện tử sau: 

  • Liên kết tài khoản ngân hàng thực hiện nộp thuế trên app eTax Mobile
  • Nộp thuế bằng ứng dụng khai nộp thuế điện tử theo quy trình của Cơ quan thuế
Nộp thuế khoán theo hình thức trực tuyến

Nộp hồ sơ khai thuế khoán tại đâu?

Đối với hộ khoán hoạt động ổn định trong năm thì nộp Tờ khai thuế ổn định đầu năm Mẫu 01/CNKD tại Đơn vị nhận tờ khai thuế trong UBND xã, phường, thị trấn.

Đối với trường hợp hộ khoán mới tổ chức kinh doanh, hộ có những thay đổi về ngành nghề quy mô trong năm thì thực hiện nộp tờ khai thuế mẫu 01/CNKD tại Bộ phận “một cửa” hoặc Đội thuế LXP

Nộp hồ sơ thuế khoán tại trụ sở

Cơ quan thuế công khai thông tin bằng hình thức nào, tại đâu?

Niêm yết công khai tại bộ phận “Một cửa” của CCT/CCTKV; UBND quận, huyện; tại cổng, cửa hoặc vị trí thích hợp của UBND xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ

Gửi tệp công khai đến HĐND và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, TT.

Đăng trên trên trang Thông tin trực tuyến của ngành Thuế theo danh sách từng địa bàn

Đăng thông tin từng hộ khoán trên ứng dụng eTax Mobile trong mục Bản đồ số hộ kinh doanh theo từng địa bàn

Tiếp nhận ý kiến phản hồi

Hộ khoán có thắc mắc và ý kiến muốn giải trình về doanh thu cũng như mức thuế khoán thì liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế bằng các hình thức sau:

  • Liên hệ trực tiếp với Đội thuế LXP.
  • Liên hệ trực tiếp với Bộ phận “Một cửa” của CCT.
  • Liên hệ đến Bộ phận hỗ trợ người nộp thuế của CCT qua số hotline công khai tại Bộ phận “Một cửa” của CCT.
  • Gửi văn bản giải trình đến CQT các cấp.
  • Gửi văn bản ý kiến đến hòm thư điện tử của CCT công khai tại Bộ phận “Một cửa” của CCT.
  • Gửi ý kiến phản cho cơ quan thuế thông qua mục Phản hồi về hộ kinh doanh tại ứng dụng eTax Mobile.
  • CQT đảm bảo trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và phản hồi yêu cầu theo quy định.

Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh 

Đối với hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh: thông báo đến CQT trễ nhất là là 01 ngày làm việc trước khi  hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh

Đối với hộ khoán đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định và văn bản hướng dẫn của Luật doanh nghiệp

Đối với hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bắt buộc thì không phải thực hiện gửi thông báo 

Cơ quan thuế dựa vào thời gian hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh 

CQT căn cứ thời gian ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh dựa vào Thông báo của NNT hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thay đổi số thuế khoán phải nộp phù hợp theo quy định

Bài viết trên Công ty kế toán Đầu Xuân Đức đã giới thiệu cho bạn cách khai thuế khoán. Cách nộp thuế khoán và cách thức liên hệ để yêu cầu giải đáp thắc mắc về mức thuế khoán. Cảm ơn các bạn đã đọc

HƯỚNG DẪN HỘ KÊ KHAI THỰC HIỆN KÊ KHAI NỘP THUẾ

Hướng dẫn hộ kê khai thực hiện khai nộp thuế? Hồ sơ nộp thuế đối với hộ kê khai? Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế? Bài viết dưới đây Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết những thông tin trên.

Hướng dẫn cách hộ kê khai thực hiện khai nộp thuế

Hộ kê khai có thể thực hiện kê khai có thể là hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, hoặc hộ kinh doanh khi có quy mô lớn nhưng chọn cách thức kê khai. Hộ kinh doanh thực hiện kê khai nộp thuế theo cách dưới đây:

  • Đảm bảo bộ phận kế toán, hóa đơn, chứng từ. Đối với hộ kê khai hoạt động trong ngành nghề có doanh thu xác định được xác nhận của cơ quan chức năng thì bỏ qua chế độ kế toán
  • Thực hiện chế độ kế toán theo mẫu chỉ dẫn tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính từ ngày 01/01/2022.
  • Thực hiện khai thuế theo thời gian tháng hoặc quý 
  • Hộ kê khai cũng có thể thực hiện khai thuế trực tuyến thông qua địa chỉ website thuedientu.gdt.gov.vn phân hệ “CÁ NHÂN”, hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Hộ kê khai chuẩn bị hồ sơ khai thuế

Hộ kê khai chuẩn bị hồ sơ khai thuế

Hộ kê khai cần chuẩn bị các văn bản, giấy tờ sau khi kê khai thuế:

  • Văn bản khai thuế theo mẫu số 01/CNKD được ban hành kèm trong Thông tư số 40/2021/TT-BTC
  • Phụ lục bảng kê các hoạt động kinh doanh trong kỳ theo mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm trong Thông tư số 40/2021/TT-BTC. Đối với kê khai hoạt động trong ngành nghề có doanh thu xác định được xác nhận của cơ quan chức năng thì không cần nộp kèm theo Phụ lục này.

Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?

Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế tại CCT quản lý trực tiếp nơi hộ kê khai đặt trụ sở hoạt động kinh doanh

Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế tại trụ sở

Thời hạn hộ kê khai thực hiện nộp hồ sơ khai thuế

Đối với trường hợp hộ kê khai theo tháng: trễ nhất là ngày thứ 20 của tháng kế sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế 

Đối với trường hợp hộ kê khai theo quý: trễ nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý kế sau quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn hộ kê khai nộp thuế

Hộ kê khai phải thực hiện nộp thuế trễ nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Đối với trường hợp bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Hộ kê khai có thể thực hiện nộp thuế thông qua phương thức trực tuyến: Liên kết thẻ ngân hàng trên ứng dụng eTax Mobile; hoặc trên ứng dụng kê khai, nộp thuế của cơ quan thuế

Đối với trường hợp hộ kê khai ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh

Đối với những hộ kê khai ngừng hoặc tạm ngừng việc hoạt động kinh doanh: thông báo đến cơ quan thuế trong thời gian cuối cùng là 1 ngày làm việc trước khi ngừng hoặc tạm ngừng việc kinh doanh

Đối với hộ kê khai nằm trong diện đăng ký kinh doanh thì làm theo quy trình của Luật doanh nghiệp cùng văn bản hướng dẫn đi kèm.

Đối với hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh không cần nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng (hoặc không trọn quý) nếu khai thuế theo tháng (hoặc quý) tương ứng.

Hộ kê khai được chuyển đổi từ hộ khoán trong năm

Trước khi chuyển đổi từ hộ khoán sang hộ kê khai, hộ khoán phải thực hiện thay đổi, chỉnh sửa bổ sung văn bản kê khai thuế khoán theo mẫu số 01/CNKD.

Cơ quan thuế sẽ xem xét dựa vào văn bản trên để thực hiện điều chỉnh thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi hình thức

Hộ kê khai phải thực hiện nộp văn bản điều chỉnh trễ nhất vào ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu chuyển đổi cách khai, nộp thuế.

Bài viết trình bày chi tiết hướng dẫn khai thuế đối với hộ kê khai, quy trình chuẩn bị nộp hồ sơ kê khai và nộp thuế. Lưu ý đối với trường hợp chuyển từ hộ khoán sang hộ kê khai. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Công ty kế toán Đầu Xuân Đức

Điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố. Kinh doanh thức ăn đường phố cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố. Kinh doanh thức ăn đường phố cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố?

Kinh doanh thức ăn đường phố được xem là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên để kinh doanh loại hình này chủ cửa hàng phải tuân theo các quy định của pháp luật về loại hình kinh doanh này. Đặc biệt là nơi bán thức ăn, dụng cụ chế biến sử dụng, thực phẩm, người bán hàng… Dưới đây Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp bạn giải đáp những điều kiện khi kinh doanh thức ăn đường phố.

Điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố?

Khi thực hiện kinh doanh loại hình thức ăn đường phố bạn phải tuân thủ những quy định pháp luật về đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm tại nơi bán thức ăn đường phố:

  • Nơi bày trí thực phẩm phải tránh các nguồn ô nhiễm, độc hại ảnh hưởng đến thực phẩm
  • Thực phẩm phải được đặt trên kệ, giá, sạch  và phù hợp với mỹ quan đường phố
  • Sử dụng vật dụng tránh nắng mưa, khói bụi, côn trùng,..
  • Có nguồn nước đủ để sử dụng theo quy định để dùng trong quá trình chế biến thực phẩm
  • Đảm bảo tuân theo những quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Xử lý hành vi vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn đường phố

Sẽ cảnh cáo hoặc phạt hành chính tùy theo mức độ đối với những trường hợp không tuân theo quy định khi kinh doanh thức ăn đường phố. Quy định của pháp luật tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, được ban hành ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với những hành vi vi phạm sau:

Xử phạt hành vi vi phạm

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các trường hợp sau:

  • Không thực hiện bày bán đồ ăn trên kệ, đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Không dùng vật dụng tránh nắng mưa, khói bụi, côn trùng,..
  • Chọn nơi bày bán thức ăn gần các nguồn gây ô nhiễm, độc hại
  • Không sử dụng thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định
  • Sử dụng các vật dụng chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Sử dụng tay trực tiếp xử lý thức ăn

Xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau:

  • Sử dụng nguồn nước trong hoạt động chế biến không đạt chuẩn theo quy định
  • Dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng
  • Dùng chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, không nằm trong danh sách các chất phụ gia được sử dụng theo quy định
  • Sản phẩm đóng gói thức ăn không đảm bảo an toàn
  • Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng lên đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

Xử phạt khắc phục hậu quả:

  • Bắt buộc cơ sở kinh doanh phải thực hiện tiêu hủy toàn bộ nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; quá hạn sử dụng, hư hỏng, thối, thiu theo  quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ trong Khoản 2 Điều này
  • Cơ sở kinh doanh phải chịu mọi chi phí trong việc xử lý trường hợp có người bị ngộ độc thực phẩm, bao gồm khám, điều trị theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Câu hỏi

Kinh doanh thức ăn đường phố cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay không?

Dựa và  quy định tại khoản 1 Điều 12 tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, những cơ sở sau đây không nằm trong danh sách phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sơ chế nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
  • Kinh doanh hàng trong khách sạn
  • Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm không có địa điểm cố định
  • Kinh doanh, sản xuất những vật liệu bao bì, đóng gói, dụng cụ chứa đựng thực phẩm
  • Kinh doanh thức ăn đường phố
  • Bếp ăn tập thể chung không thực hiện đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm
  • Cơ sở kinh doanh đã được cấp một trong các loại Giấy chứng nhận sau: Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống QL an toàn thực phẩm ISO 22000, Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) hoặc các văn bản chứng nhận có giá trị tương ứng còn hiệu lực
Điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố. Kinh doanh thức ăn đường phố cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Vậy, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không cần phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên phải tham gia tập huấn và được cấp Giấy Xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

Bài viết trên Công ty kế toán Đầu Xuân Đức đã giúp bạn liệt kê những điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố. Xử lý các vi phạm khi kinh doanh thức ăn đường phố và các câu hỏi liên quan. Cảm ơn các bạn đã đọc.

Thành lập công ty tại Đà Nẵng cần những gì?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng nhưng không am hiểu quy trình làm thủ tục theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam. Bạn muốn biết chi tiết các bước thực hiện thủ tục, chuẩn bị hồ sơ khi thành lập công ty. Bài viết dưới đây Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp các bạn tổng hợp thông tin trên.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty Đà Nẵng

Cá nhân, tổ chức thành lập công ty tại Đà Nẵng phải tìm những thông tin pháp lý liên quan. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động kinh doanh, xin văn bản cấp phép thành lập doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau để lập hồ sơ đăng ký:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép đăng ký thành lập công ty tại Đà Nẵng
  • Văn bản điều lệ công ty
  • Bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân: CMND, CCCD, hộ chiếu đối với cá nhân. Đối với tổ chức cần chuẩn bị văn bản đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập công ty,…
  • Văn bản tổng hợp danh sách các cổ đông và thành viên góp vốn của công ty 
Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Nộp hồ sơ đăng ký: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy cấp phép đăng ký kinh doanh sau từ 3 – 6 ngày làm việc nếu hồ sơ đạt yêu cầu hợp lệ.

Thành lập công ty tại Đà Nẵng cần những gì?

Để thành lập công ty tại Đà Nẵng, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra nhanh chóng:

Bước 1: Xin cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Đà Nẵng gồm có các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp phép thành lập công ty theo mẫu văn của của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Đà Nẵng.
  • Dự thảo điều lệ công ty: Đối với trường hợp công ty có nhiều thành viên phải chuẩn bị bản dự thảo điều lệ và xác nhận của những thành viên có vốn góp
  • Văn bản danh sách thành viên và cổ đông của công ty: Dựa vào từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp cần chuẩn bị danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH HTV cần chuẩn bị danh sách thành viên công ty. Loại hình công ty hợp danh phải chuẩn bị văn bảng liệt kê danh sách thành viên góp vốn. Loại hình công ty cổ phần cần chuẩn bị bảng danh sách cổ đông.
  • Bản sao các giấy tờ cá nhân của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp và các thành viên góp vốn: CCCD, CMND, hộ chiếu hợp lệ

Bước 2: Khắc con dấu riêng khi thành lập công ty

  • Doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn về số lượng và nội dung con dấu mà doanh nghiệp sử dụng. Doanh nghiệp đăng ký mẫu con dấu và nhận văn bản biên nhận tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh.
  • Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sẽ đăng thông báo trên cổng thông tin quốc gia về mẫu con dấu và đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc 
  • Bạn có thể thông qua bên thứ 3 để việc thực hiện thủ tục khắc con dấu nhanh chóng hơn. Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ khắc con dấu uy tín.

Bước 3: Đăng ký tài khoản ngân hàng, thuế điện tử cho doanh nghiệp

  • Khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký tài khoản nộp thuế online trực tiếp tại ngân hàng. 
  • Điều này giúp quá trình doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế môn bài theo quy định diễn ra thuận lợi hơn khi sử dụng ứng dụng Chữ ký số Đà Nẵng

Bước 4: Kê khai hồ sơ thuế ban đầu cho cơ quan Thuế

Tạo lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho cơ quan Thuế khi thành lập công ty

  • Lệ phí môn bài: Doanh nghiệp trực tiếp điền và nộp tờ kê khai thuế số 1 tại cục quản lý thuế trực tiếp.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Nộp tờ khai VAT theo mẫu 06 cho cơ quan thuế theo quy định pháp luật về Thuế
  • Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế (tùy theo nhu cầu). Tuân thủ các  quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế khi sử dụng lao động
Kê khai thuế ban đầu thành lập doanh nghiệp

Bước 5: Thuế môn bài

Thực hiện nộp thuế môn bài theo quy định của pháp luật theo 2 cách thức dưới đây:

  • Thông qua Ngân Hàng: Nộp thuế môn bài bằng việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
  • Trực tuyến: Nộp thuế môn bài trực tuyến bằng việc truy cập vào cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế bằng Chữ Ký Số tại địa chỉ website https://nopthue.gdt.gov.vn/

Bước 6: Thông báo thành lập công ty trên Cổng thông tin quốc gia

Doanh nghiệp cần phải thực hiện việc nộp các văn bản thông báo thành lập công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng 30 từ thời điểm nhận được giấy đăng ký kinh doanh. Bao gồm: lĩnh vực hoạt động, danh sách và các thông khác về thành viên đồng sáng lập công ty

Bài viết trên Công ty kế toán Đầu Xuân Đức đã giải đáp thắc mắc về thành lập công ty. Những điều cần làm khi thực hiện đăng ký thành lập công ty tại Đà Nẵng. Cảm ơn các bạn đã đọc qua.

Exit mobile version