Bạn đang muốn tìm đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín, gái rẻ tại Đà Nẵng? Công ty kế toán Đầu Xuân Đức (DC ACCOUNTING & TAX) sẽ là đơn vị đồng hành cùng bạn trong quá trình thành lập công ty của bạn. DC ACCOUNTING & TAX cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty tại Đà Nẵng. Bàn giao giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng hẹn chậm nhất sau 7 ngày làm việc.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty Đà Nẵng tại Công ty kế toán Đầu Xuân Đức
Lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại DC ACCOUNTING & TAX, bạn sẽ nhận được toàn bộ các dịch vụ sau:
- Tư vấn đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,…)
- Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp (giấy đăng ký, điều lệ công ty,…)
- Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Theo dõi tiến trình nộp hồ sơ (cập nhật, chỉnh sửa bổ sung nếu có)
- Nộp phí đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Nộp giấy phép đăng ký kinh doanh
- Nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Phí khắc dấu pháp nhân
Khách hàng cần cung cấp thông tin gì khi thành lập công ty
Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin sau, DC ACCOUNTING & TAX sẽ hoàn thành tất cả thủ tục thành lập doanh nghiệp của bạn:
- Thông tin liên quan đến công ty dự kiến thành lập bao gồm: Tên công ty, địa chỉ trụ sở công ty, ngành nghề hoạt động, vốn điều lệ, phần trăm góp vốn của mỗi thành viên
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu (còn hạn sử dụng) của người đại diện theo pháp luật các những cá nhân góp vốn
- Số điện thoại sử dụng để đăng ký Giấy phép kinh doanh
Quy trình thành lập doanh nghiệp, công ty tại Đà Nẵng
Các bước thực hiện khi thành lập công ty tại Đà Nẵng
Bước 1. Lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty
Hồ sơ sẽ bao gồm các văn bản, giấy tờ sau:
- Văn bản nghị đăng ký thành lập công ty do người đại diện theo pháp luật ký.
- Văn bản điều lệ công ty.
- Văn bản tổng hợp danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp doanh)
- Văn bản tổng hợp danh sách cổ đông cùng sáng lập công ty đối với công ty cổ phần
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật
- Trường hợp chủ sở hữu công ty/các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân: cung cấp bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người này.
- Trường hợp chủ sở hữu/thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức: cung cấp bản sao hợp lệ Văn bản Quyết định thành lập hoặc Văn bản chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức theo quy định; Bản sao chứng thực hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Văn bản uỷ quyền cho người trực tiếp làm thủ tục đăng ký kinh doanh
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KHĐT TP. Đà Nẵng
Sau khi hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp có thể nộp theo 2 cách dưới đây:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT thành phố Đà Nẵng. Địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà Trung tâm hành chính, số 24 đường Trần Phú, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Phòng ĐKKD TP. Đà Nẵng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và trả kết quả:
- Đối với hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tuyến trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia
- Đối với hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh TP. Đà Nẵng sẽ gửi lại hồ sơ cho doanh nghiệp kèm theo lý do, yêu cầu sửa đổi bổ sung
Bước 4: Các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi nhận được Văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cần thực hiện các thủ tục:
- Thiết kế bảng hiệu doanh nghiệp tại trụ sở
- Khắc dấu doanh nghiệp, dấu chức danh giám đốc
- Mua chữ ký số điện tử
- Lập tài khoản doanh nghiệp, khai báo với với CQT
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
- Mua và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử
- Báo cáo thuế và làm sổ sách kế toán hàng tháng, quý, năm
Cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty
Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, doanh nghiệp cần chuẩn bị các văn bản, giấy tờ xác minh và thông tin về công ty dự kiến thành lập:
1.Xác định loại hình kinh doanh khi thành lập công ty
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, mục tiêu hoạt động. Dựa vào Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
- Là loại hình công ty được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Được phân thành 2 loại doanh nghiệp:
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty cổ phần
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Có ít nhất 03 cổ đông đồng thời góp vốn, cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Các cổ đông cùng đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân được thành lập do cá nhân bỏ vốn, tự làm chủ. Cá nhân tự chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Công ty tư nhân sẽ không có tư cách pháp lý, không được phép phát hành chứng khoán. Hơn nữa không được góp vốn hay mua cổ phần từ công ty cổ phần, TNHH, công ty hợp danh.
Công ty hợp danh
Loại hình công ty hợp danh phải có tối thiểu hai chủ sở cùng thành lập bằng một tên gọi. Sau khi doanh nghiệp được thành lập, loại hình này sẽ có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là không được phép phát hành chứng khoán.
2. Xác định tên doanh nghiệp
Lựa chọn tên công ty dự định đặt theo đúng quy định của pháp luật. Tên doanh nghiệp gồm 2 phần: loại hình doanh nghiệp + tên riêng:
- Tên riêng: được đặt bằng các chữ cái nằm trong bảng chữ cái tiếng việt, chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu khác.
- Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn tên sao cho đúng với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét để tránh đặt tên vi phạm bản quyền của doanh nghiệp, thương hiệu khác.
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại DC ACCOUNTING & TAX sẽ tư vấn cho bạn về cách đặt tên, hỗ trợ tra cứu và đăng ký tên doanh nghiệp. Tránh trường hợp trùng lặp, vi phạm bản quyền, quy định của pháp luật.
3. Xác định Địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở công ty là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Do vậy khi thành lập doanh nghiệp chúng ta cần phải biết về quy định về việc đặt địa chỉ trụ sở công ty
4. Xác định Vốn điều lệ
Dựa vào khoản 43 điều 4 tại Luật Doanh Nghiệp 2020, số 59/2020/QH14, Vốn điều lệ được hiểu là toàn bộ giá trị tài sản tất cả các thành viên, chủ sở hữu của công ty đã góp vốn hoặc có cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
5. Xác định ngành nghề hoạt động kinh doanh
Nắm rõ các quy định về ngành nghề kinh doanh, lựa chọn ngành nghề phù hợp với lĩnh vực hoạt động thực tế để đăng ký cấp phép kinh doanh. Đảm bảo quy trình tuân theo quy định của pháp luật.
Xác định và lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính cho công ty. Doanh nghiệp có thảm khảo thông qua Danh mục mã ngành nghề tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Xem thêm: Một số lưu ý doanh nghiệp mới thành lập nên biết
Nếu bạn cần tư vấn để lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Công ty kế toán Đầu Xuân Đức, chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc!