Trang chủ Cẩm nang Tư vấn thành lập và quản trị doanh nghiệp

Tư vấn thành lập và quản trị doanh nghiệp

Tại sao các Doanh nghiệp lại cần đến dịch vụ tư vấn quản trị Doanh nghiệp?

– Vì thị trường kinh doanh ngày càng biến động, tiếm ẩn rất nhiều rủi ro và cạnh tranh gay gắt.

– Và vì nếu quý doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và rộng hơn là quốc tế, quý doanh nghiệp phải cần không ngừng đổi mới, tăng cường năng lực điều hành, tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn nhân lực (con người, vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật…). …

Trước hết chúng ta phải cần biết những Người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật doanh nghiệp năm 2014;

– Luật cán bộ, công chức năm 2008;

– Luật viên chức năm 2010;

– Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

2/ Người không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Căn cứ theo điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì tổ chức, cá nhân không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định như sau:

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, Bạn- Nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bạn đang là nhân viên một công ty TNHH nên hoàn toàn có quyền thành lập một loại hình doanh nghiệp khác do mình quản lý hoặc đồng sáng lập công ty vì pháp luật không quy định việc cấm nhân viên công ty TNHH không được là thành viên của một công ty khác. Bạn cũng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 18 trên đây.

Do vậy, bạn hoàn toàn có thể thành lập công ty mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Thứ hai, người thứ nhất- chủ một doanh nghiệp tư nhân.

Căn cứ theo khoản 3 điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định như sau:

“Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”

Điều luật trên chỉ quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh mà không quy định việc chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập các loại hình doanh nghiệp khác. Mặt khác người thứ nhất này cũng không thuộc các trường hợp cấm quy định tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp trên đây.

Do vậy, người thứ nhất- đang là chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền thành lập, quản lý loại hình doanh nghiệp không phải doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh như công ty TNHH, công ty cổ phần.

Thứ ba, người thứ 2- bảo vệ tại một đơn vị sự nghiệp công lập.

Người thứ hai hiện đang là bảo vệ tại một trường đại học, hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập nhưng chỉ là bảo vệ của trường mà không phải cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ theo điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì:

“Điều 1. Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhànước, đơn vị sự nghiệp:

1.Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tôvà các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sựnghiệp;

2.Lái xe;

3.Bảo vệ;

4.Vệ sinh;

5.Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

6.Công việc khác.”

Người thứ hai hiện đang là bảo vệ tại một trường đại học, hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập. Có thể thấy người này được ký hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp do bộ luật lao động điều chỉnh. Chính vì thế nên không thuộc viên chức của trường đại học này, không bị điều chỉnh của luật Viên chức năm 2010 nên không thuộc các quy định tại khoản 2 điều 18.

Theo đó người này có thể thành lập doanh nghiệp nếu trong hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập không có quy định khác.

Như vậy dựa vào quyền được thành lập, quản lý doanh nghiệp của mỗi thành viên nhóm bạn thì nhận thấy các bạn có thể cùng nhau thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Để giải quyết vấn đề về thành lập công ty như thế nào? bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty chúng tôi chuyên về tư vấn như sau:

1. Tư vấn thành lập doanh nghiệp:
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động, quản lý Doanh nghiệp
– Tư vấn cơ cấu nhân sự trong công ty, quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông trong công ty;
– Tư vấn về các hợp đồng trước khi đăng ký kinh doanh;
– Tư vấn về việc thiết lập văn bản ràng buộc giữa các thành viên/cổ đông trong công ty
– Tư vấn hồ sơ, tài liệu chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp;
– Tư vấn về chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh và quy mô của công ty;
– Tư vấn cách phân chia lợi nhuận của các thành viên;
– Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu, vốn pháp định, vốn điều lệ…
– Tư vấn cách đặt tên Doanh nghiệp, tên viết tắt phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp;
– Tư vấn về đăng ký ngành nghề Đăng ký kinh doanh (lựa chọn, sắp xếp ngành nghề và dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới),
– Tư vấn những điều kiện trước khi thành lập, những điều kiện sau khi thành lập đối với nghành nghề đăng ký kinh doanh;
– Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ;
Soạn thảo hồ sơ:
– Đơn đăng ký kinh doanh
– Danh sách thành viên/cổ đông
– Điều lệ công ty
– Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng;
– Sổ đăng ký thành viên/cổ dông sáng lập.
– Hợp đồng lao động_nếu có
– Biên bản họp công ty về việc góp vốn của sáng lập viên;
– Giấy chứng nhận góp vốn cho các thành viên/cổ đông;
– Quyết định bổ nhiệm Giám đốc;
Quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn:
– Công chứng hồ sơ, giấy tờ để thực hiện các thủ tục;
– Đại diện cho khách hàng trên phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư để nộp hồ sơ Thành lập Doanh nghiệp;
– Đại diện cho khách hàng để theo dõi hồ sơ của doanh nghiệp và nhận kết quả trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh
– Nhận kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD tại Phòng đăng ký kinh doanh;
– Đại diện tại cơ quan Công an để xin giấy phép sử dụng con dấu;
– Tiến hành thủ tục để làm con dấu cho Doanh nghiệp (dấu công ty, dấu chức danh, dấu đăng ký mã số thuế);

2. Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh

– Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
– Đăng ký thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
– Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
– Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Đăng ký thay đổi vốn, thay đổi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
– Đăng ký thay đổi thành viên …..vv

3. Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

– Tư vấn thủ tục chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân lên Công ty TNHH, Công ty Cổ phần;
– Tư vấn thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH lên Công ty Cổ phần.
– Lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố không phải là nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

5. Tư vấn giải thể, phá sản doanh nghiệp

– Tư vấn các vấn đề liên quan và thủ tục giải thể doanh nghiệp
– Tư vấn các vấn đề liên quan và thủ tục phá sản doanh nghiệp

6. Tư vấn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp

– Tư vấn các điều kiện và thủ tục mua doanh nghiệp
– Tư vấn các điều kiện và thủ tục bán doanh nghiệp
– Cung cấp kế toán trưởng báo cáo thuế hàng tháng cho các doanh nghiệp

Bài viết khác

0935 786 134
Verified by MonsterInsights